22/03/2024    Tin công nghệ, Tin công nghệ mới

Vì sao KHÔNG nên sạc điện thoại trên giường, nệm?


Sắp về hàng

Nhiều người đang giữ thói quen để điện thoại sạc ngay giường khi đi ngủ vì sự tiện lợi, khi cần sử dụng có thể với tới ngay. Tuy nhiên, mới đây một chuyên gia công nghệ Scott Polderman đến từ Mỹ, đã đứa ra cảnh báo về việc người dùng sạc điện thoại trên giường ngủ có thể tự đặt mình vào nguy cơ bị điện giật, thương tích hoặc hỏa hoạn.

Vì sao KHÔNG nên sạc điện thoại trên giường, nệm?

Vì sao không nên sạc điện thoại trên giường ngủ?

Vì sao KHÔNG nên sạc điện thoại trên giường, nệm?

iPhone và các thiết bị điện thoại khác khi sạc pin đều sinh ra lượng nhiệt lớn, do đó chúng cần phải được đặt ở nơi mát mẻ. Việc bạn đặt điện thoại đang sạc ngay trên nệm, trên chăn mềm, sẽ khiến cho máy khó tản nhiệt hơn. Làm nhiệt độ tăng cao, có thể dẫn đến chảy nổ pin bên trong và khi gặp các vật liệu dễ cháy, có thể nhanh chóng bắt lửa và biến căn phòng của bạn thành đám cháy lớn.

Theo một cánh báo mới nhất từ Apple, Polderman nói“ Người dùng tiếp xúc liên tục với các bề mặt nóng trong một thời gian dài cũng có thể gây khó chịu hoặc thương tích cho cơ thể. Người dùng được nhắc nhở không đặt iPhone dưới chăn, gối hoặc dưới cơ thể khi máy đang kết nối với nguồn điện” hơn nữa “Ngoài ra, bạn không nên tiếp xúc lâu với dây sạc – đặc biệt khi đang ngủ”.

Vừa ngủ vừa sạc điện thoại ảnh hưởng như thế nào?

Vừa ngủ vừa sạc điện thoại ảnh hưởng như thế nào?

Ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch

Việc sạc điện thoại trong phạm vi cách cơ thể 30cm sẽ ảnh hưởng đến các tế bào có chức năng miễn dịch trong cơ thể và làm giảm số lượng, tác dụng của tế bào miễn dịch.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta cần được ở trong môi trường yên tịnh và thoải mái nhất để cả cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi hoàn toàn.Và khoảng cách giữa điện thoại di động và cơ thể con người càng gần thì bức xạ càng lớn. Do đó khi sạc điện thoại ở khoảng cách gần khi ngủ, sẽ khiến hệ thần kinh trung ương của con người tiếp xúc nhiều với bức xạ điện tử, dẫn đến đau đầu, khó ngủ và các triệu chứng khác.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ánh sáng xanh và hiệu ứng từ sóng điện từ, sóng RF phát ra từ điện thoại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Cụ thể, đối với nam giới có thể làm giảm hormone melatonine làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Và nếu để điện thoại gần bộ phận bẹn trong thời gian dài có thể làm tăng nhiệt độ hạ bộ, gây hại đến quá trình sản xuất và tính di truyền của tinh trúng.

Đối với nữ giới, việc thường xuyên kiểm tra điện thoại trước khi ngủ mang đến cảm giác căng thẳng và lo âu, lâu dài sẽ tác động đến hormone gốc nhóm estrogen và progesterone gây rối loại chu kì kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản.

Dễ cháy nổ

Khi sạc, điện thoại sẽ nóng lên rất nhanh. Ngoài ra, khi sử dụng nhiều, cáp sạc và củ sạc sẽ nhanh bị hao mòn làm tăng khả năng chập cháy. Trong khi ngủ, chăn ga gối nệm lại là những vật dụng dễ bắt lửa nên hãy tránh sạc điện thoại lúc ngủ để đảm bảo an toàn hơn.

Những lưu ý khi sạc điện thoại iPhone

Lưu ý khi sạc điện thoại iPhone và các thiết bị điện thoại khác

  • Không sử dụng cáp hoặc bộ sạc bị hỏng.
  • Không sạc điện thoại trong điều kiện ẩm ướt.
  • Khi sử dụng bộ sạc không dây, trước tiên hãy tháo ốp lưng kim loại và tránh đặt các vật lạ bằng kim loại lên bộ sạc như chìa khóa, đồng xu, pin hoặc đồ trang sức. Bởi những vật dụng này có thể trở nên nóng hoặc cản trở quá trình sạc.
  • Nếu gặp 4 trường hợp sau nên ngừng sử dụng bộ sạc và bất kỳ cáp kết nối nào như: phích cắm hoặc ngạnh của bộ sạc bị hỏng, cáo sạc bị sờn hoặc hỏng, bộ sạc bị hở để độ ẩm môi trường hoăc chất lỏng tràn vào bên trong, bộ sạc bị rơi và vỏ iPhone bị hỏng.

Nên để điện thoại ở đâu khi ngủ để an toàn cho sức khỏe?

Nên để điện thoại ở đâu khi ngủ để an toàn cho sức khỏe?

Để hạn chế những nguy hiểm từ điện thoại khi sạc lúc ngủ hay những lúc không dùng đến, bạn nên để điện thoại cách cơ thể khoảng 1 sải tay, ít nhất là từ 1m. Việc này sẽ hạn chế những ảnh hưởng của sóng điện từ đến não bộ và hệ thần kinh khi ngủ.

Ngoài ra, khi ngủ bạn cũng nên để điện thoại ở chế độ máy bay, tắt wifi để tránh những bức xạ không tốt từ điện thoại. Và tốt hơn hết bạn cũng không nên sử dụng điện thoại trong 2 giờ trước khi ngủ để tránh bức xạ từ điện thoại có thể gây khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nên để điện thoại ở đâu khi ngủ để an toàn cho sức khỏe?

Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và thay đổi được thói quen sạc điện thoại qua đêm. Để đảm bảo được an toàn cho bạn và điện thoại khi ngủ hãy ngưng sạc và sử dụng điện thoại khi ngủ đồng thời sử dụng bộ sạc chính hãng, uy tín. Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu cốc sạc, cáp sạc chính hãng, giá tốt nhất tại website Chiêm Tài Mobile.

 

Share:

Bài viết liên quan

 22/04/2024
Thương hiệu Baseus vừa cho ra mắt ổ cắm du lịch 2 in 1 với thiết kế mô-đun có thể tháo rời, hỗ trợ 5 cổng sạc cho 5 thiết bị, nhỏ...
 23/04/2024
Xiaomi vừa cho ra mắt máy nước nóng trực tiếp Mijia P1 với  dung tích 60L, khả năng làm nóng nhanh, công suất đến...
 22/04/2024
Lừa đảo qua điện thoại là một trong các hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, khiến không ít người bị mắc bẫy, gặp phải...
 26/04/2024
Màn hình máy tính Redmi A27Q 27inch, độ phân giải QHD, góc nhìn  178°, tốc độ làm mới 100Hz, 16.7 triệu màu sắc,  ánh sáng...
 20/04/2024
Bài viết dưới đây, Chiêm Tài sẽ giới thiệu đến bạn top những loại quạt mini được đánh giá cao về độ bền, thiết kế đẹp và chất lượng...

Bài viết gần đây

 27/04/2024
Apple công bố sự kiện "Let Loose" vào ngày 07/05 hãy cùng Chiêm Tài tìm hiểu những sản phẩm mới nào được trình làng vào ngày 07/05 sắp...
 27/04/2024
Phiên bản đèn bàn mới đến từ Panasonic vừa được Xiaomi ra mắt trên tảng Youpin, là một chiếc đèn sử dụng chip LED nói không...
 27/04/2024
Người dùng ngày càng đầu tư và chú trọng vào nhưng thiết bị gia dụng thông minh trong gia đình, để mang đến cuộc sống tiện nghi và...
 27/04/2024
Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, làm nóng trực tiếp chứ không qua mâm nhiệt như những chiếc...
 26/04/2024
Điều hòa tủ đứng Viomi Super 3  hỗ trợ điều khiển giọng nói từ xa, cung cấp lưu lượng không khí siêu lớn đến 1300m³/h, động cơ DC...