Nội dung bài viếtơ>
Có bao giờ bạn thắc mắc về dung lượng RAM của những chiếc iPhone hay iPad thấp nhưng lại được đánh giá cao? Hay những chiếc Android trên thị trường hiện nay, được ưu ái với trang bị RAM khủng vượt xa cả dòng iPhone 13 mới nhất? Được cho là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên “chiến trường” công nghệ điện thoại thông minh, liệu hiệu năng của chúng có đủ mạnh mẽ để đánh bại đối thủ? Cùng tìm hiểu với Chiêm Tài Mobile qua so sánh giữa hai thiết bị iPhone chạy 4GB RAM và chiếc Android với 18GB RAM, có gì hấp dẫn nhé!
Bộ nhớ RAM điện thoại là gì? Hoạt động như thế nào?
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory) có nghĩa là bộ nhớ dữ liệu tạm thời. Chúng cho phép lưu giữ thông tin trong một thời gian ngắn.
Chúng giữ vị trí là “trung gian” giữa các tệp tin hệ thống bao gồm ROM và vi xử lý. Với nhiệm vụ là cung cấp các thông tin, tác vụ và các dòng lệnh càng nhanh càng tốt. Những thông tin mà vi xử lý cần sẽ được lưu trữ trên RAM và chờ được truy cập. Chúng có thể là tệp tin của hệ điều hành, dữ liệu của ứng dụng, đồ họa của game, các tác vụ thường hay bất cứ thứ gì cần được truy xuất ngay lập tức.
Và sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn tìm hiểu chênh lệch giữa số RAM trên iOS và Android, có ý nghĩa như thế nào.
Sự khác biệt giữa phương thức hoạt động của iOS và Android
Có thể hiểu một cách nôm na do việc sử dụng ngôn ngữ Java nên Android cần một “người dọn rác” để làm sạch bộ nhớ sau khi sử dụng. Cụ thể, sau khi đóng một ứng dụng, tiến trình thu dọn được bắt đầu để làm sạch và tái tạo không gian RAM, để dành lại không gian trống trải cho những ứng dụng sau đó mà người dùng kích hoạt. Tuy nhiên, tiến trình này cần một dung lượng gấp 4 đến 8 lần để có thể hoàn thành việc thu dọn, đẩy tiến độ dọn dẹp nhanh hơn. Và nếu dung lượng tối đa của RAM không đủ, mọi thứ sẽ dần chậm lại dẫn đến hiện tượng giật, lag, không được mượt mà như ban đầu.
Ngược lại, hệ điều hành iOS lại không cần đến người dọn rác này. Bởi ứng dụng khi tắt hay chạy nền sẽ được tùy chỉnh xuống mức thấp nhất, do đó mà việc tiêu tốn dung lượng RAM thấp, cũng không cần đến các công cụ dọn RAM. Chính vì thế mà chỉ với 4GB RAM trên chiếc iPhone 13 phát hành gần đây, vẫn có thể sẵn sàng đánh bại bất kỳ đối thủ Android nào.
Nhìn chung, sự khác biệt này đến từ việc iOS và Android là do chúng được xây dựng trên 2 nền tảng và ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Và đây cũng sẽ là lời giải đáp thắc mắc tại sao các thiết bị Android lại cần đến số RAM gấp mấy lần so với hệ điều hành iOS.
Sự khác biệt giữa yêu cầu về nguồn mở và kín
Thêm một nguyên do giải thích vì sao giữa hai hệ điều hành iOS và Android lại có sự chênh lệch khá lớn về dung lượng RAM trang bị. Vì cùng một ứng dụng, nhưng trên Android và iOS sẽ chiếm một lượng RAM khác nhau. Cụ thể, iOS là một hệ thống khép kín mà chỉ Apple mới có thể sử dụng, do đó các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải chấp nhận những yêu cầu khắc khe, cũng như cơ chế xét duyệt sẽ nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, để có thể hoạt động trên hệ điều hành khép kín của Apple, đòi hỏi các nhà phát triển phải có cần một cơ chế tối ưu hóa mạnh mẽ.
Điều này hoàn toàn khác đối với hệ điều hành Android. Ngược lại với Apple, đây là một hệ điều hành “mở” và cơ chế quản lý được đánh giá là khá lỏng lẻo. Vì vậy, các nhà phát triển ứng dụng cũng không cần tốn quá nhiều công sức để thích ứng với phần cứng hệ điều hành.
Từ đó chúng ta có thể thấy, dù là cùng một ứng dụng nhưng bộ nhớ chiếm dụng của Android lại lớn hơn iOS phần lớn là do chưa được tối ưu hóa tốt.
Kết luận
Dù cho có sự cách biệt khá lớn giữa dung lượng RAM giữa hai hệ điều hành lớn nhất hiện nay, tuy nhiên với hai cơ chế hoạt động khác nhau việc có dung lượng RAM lớn cũng chưa hoàn toàn có thể khẳng định thiết bị nào mạnh hơn. Cũng như trên thị trường hiện nay, ngoài hiệu năng và cấu hình máy, những chiếc Android vẫn trở thành xu hướng tiêu dùng với thiết kế ngoại hình cao cấp và sang trọng cùng tầm giá dễ thở hơn. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, sở thích để có thể lựa chọn thiết bị phù hợp cho mình. Nếu được lựa chọn thì bạn vẫn chọn Android/iOS chứ?
Nguồn: Techrum.vn