Bạn đang sử dụng gói internet tốc độ cao, nhưng lúc nào wifi cũng rơi vào tình trạng giật lag, không thể kết nối. Đôi khi vấn đề này không đến từ đường truyền internet, mà đến từ các yếu tố liên quan tới thói quen cũng như cách sử dụng Router của bạn. Đừng quá lo lắng, trong những lúc như vậy, bạn hãy thực hiện theo các cách hướng dẫn dưới đây của Chiêm Tài để tăng tốc độ mạng wifi của gia đình mình nhé!
Tại sao mạng Wifi bị chậm?
Có nhiều nguyên nhân khiến mạng Wifi bị chậm, trong đó có thể là do đường truyền internet của nhà mạng gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu đã loại trừ yếu tố này mà Wifi ở nhà vẫn chập chờn, thì có thể kể đến 3 yếu tố tiếp theo có thể ảnh hưởng đến tốc độ kết nối internet.
- Vị trí đặt bộ phát Wifi: Vị trí đặt router có thể ảnh hưởng đến phạm vi phủ sóng và chất lượng kết nối Wi-Fi. Đặt router ở một vị trí trung tâm và không bị che khuất bởi vật cản như tường, nền nhà, hoặc các thiết bị điện tử khác có thể cải thiện hiệu suất mạng Wifi.
- Công nghệ Wi-Fi mà Router đang hỗ trợ: Sự phổ biến và hiệu suất của Wifi phụ thuộc vào công nghệ mà router hỗ trợ. Các tiêu chuẩn Wifi mới như Wi-Fi 6 (802.11ax) có hiệu suất cao hơn và khả năng xử lý tốt hơn so với các tiêu chuẩn cũ.
- Số lượng thiết bị kết nối: Số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mạng Wifi và làm cho điện thoại bắt WiFi kém đi. Nếu có quá nhiều thiết bị kết nối đồng thời, router có thể bị quá tải và dẫn đến giảm tốc độ và khiến điện thoại không kết nối được WiFi thêm .
Các yếu tố vật lý như tường, nền nhà, khoảng cách giữa các thiết bị phát Wifi với máy, điểm truy cập và số lượng truy cập sử dụng mạng trong cùng một thời điểm cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mạng Wifi. Thậm chí, việc thay đổi độ cao của router cũng có thể tác động đến tốc độ của mạng không dây.
7 mẹo đơn giản để tăng tốc độ Wifi ai cũng làm được
1. Thay đổi vị trí, đặt router ở không gian thoáng
Bạn nên chọn vị trí đặt router WiFi ở nơi thoáng trên cao, cách xa và né các vật cản tối đa để tối ưu hóa hiệu suất mạng Wifi của bạn. Đặc biệt là không đặt cạnh các thiết bị điện tử như lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hòa, loa Bluetooth, vì chúng có thể gây nhiễu cho thiết bị. Ngoài ra, điều chỉnh các ăng-ten theo hướng phù hợp cũng có thể giúp cải thiện phạm vi phủ sóng và tốc độ kết nối.
2. Sử dụng Repeater Wifi (Bộ kích sóng)
Ngày nay, người dùng còn có một giải pháp để mở rộng mạng lưới Wifi nhà mình với một thiết bị nhỏ gọn và không cần phải thiết lập dây nối rườm rà thiếu mỹ quan. Đó là sử dụng một Repeater Wifi (hay còn gọi là bộ kích sóng). Đây là một trong những cách hàng đầu được khuyến khích nhất để khắc phục wifi yếu một cách nhanh chóng.
Theo đó, Repeater sẽ tiếp nhận sóng Wifi của Router chính và phát lại với cường độ cao nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của sóng. Repeater đặc biệt có tác dụng với những ngôi nhà cao tầng và nhiều thiết bị sử dụng cùng một lúc.
Ngoài việc mua một bộ kích sóng wifi, người dùng cũng có thể sử dụng hai router cùng chủng loại, cùng hãng sản xuất để có thể tiếp sóng, tuy nhiên cách này rất chập chờn, nhất là khi phân chia dải IP cho các thiết bị.
3. Dùng Router có công nghệ Wifi mới nhất
Cũng như các công nghệ hiện đại khác thì công nghệ wifi cũng thay đổi chóng mặt theo thời gian, nên cách tốt nhất để tăng tốc độ internet chính là bạn nên nâng cấp sử dụng công nghệ wifi mới nhất. Những công nghệ WIFI mới hiện nay, như công nghệ wifi 6, wifi 7, luôn hỗ trợ những băng thông và công nghệ đường truyền mới, để cho tốc độ WiFi cao nhất. Ngoài ra, dòng router này còn hỗ trợ khả năng xuyên tường tốt hơn, truyền xa hơn và đặc biệt là khả năng chống nhiễu tín hiệu của chúng cũng tốt hơn các thiết bị đời cũ.
4. Giảm số lượng thiết bị kết nối
Việc có quá nhiều thiết bị như laptop, điện thoại, TV hay camera cùng sử dụng wifi sẽ làm giảm hiệu quả và tốc độ đường truyền. Do đó nên giảm số lượng thiết bị kết nối đồng thời với router, đặc biệt là các thiết bị sử dụng nhiều băng thông. Khi không thật sự cần thiết, bạn nên tắt bớt kết nối Wifi của các thiết bị không sử dụng.
5. Khởi động lại Router wifi
Việc khởi động lại Router Wifi là điều mà nhiều người nghĩ đến khi đang bức xúc với mạng internet, thậm chí, đây cũng là một trong những thủ thuật mà nhân viên hỗ trợ kỹ thuật dặn dò bạn mỗi khi mạng có dấu hiệu chậm, lag. Tại sao đây lại là một cách khắc phục wifi yếu?
Lý giải cho câu hỏi này đó là do router sẽ nóng lên sau thời gian dài sử dụng với cường độ lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng sóng điện từ phát ra dẫn đến các kết nối mạng sẽ trở nên thiếu ổn định và chập chờn hơn so với lúc ban đầu. Khi ấy, hãy cho Router nghỉ ngơi một chút bằng cách tắt nguồn (hay cẩn thận hơn là rút hẳn nguồn) để “nguội” từ 30s đến 2 phút (tùy vào công việc lúc đó của bạn) sau đó khởi động lại.
6. Sử dụng Router có 2 băng tần mạng trở lên
Phần lớn các Router WiFi giá rẻ đều chỉ hỗ trợ 1 băng tần mạng 2.4GHz, tuy là cho khả năng phủ sóng rộng, xuyên tường tốt nhưng băng tần này lại không cho tốc độ cao và hầu hết thiết bị nào cũng có thể truy cập được. Điều này khiến cho nó bị quá tải và hay bị nhiễu do có quá nhiều thiết bị sử dụng. Chính vì thế, hãy chuyển sang dùng các dòng Router WIFI 5GHz, với tốc độ cao hơn rất nhiều và khả năng chống nhiễu tốt hơn. Bên cạnh đó, một số loại Router Gaming còn hỗ trợ cả 1 băng tần riêng, chỉ để phục vụ cho nhu cầu chơi game và giới hạn thiết bị truy cập để cho tốc độ ổn định nhất có thể.
7. Cập nhật Firmware Router
Firmware là một chương trình điều khiển của router. Hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật firmware của router để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất, giúp cải thiện hiệu suất và bảo mật.
Trường hợp điện thoại iPhone bắt wifi kém bạn cũng có thể dùng cách này để có thể khắc phục tình trạng WiFi trên iPhone bị yếu
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng wifi yếu mà gia đình của mình gặp phải. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp bất kỳ thắc mắc gì thì có thể liên hệ đến số Hotline 1900 2667 hoặc tự mình tham khảo thêm nhiều mẫu Router Wifi chính hãng, giá tốt khác tại Website Chiêm Tài HCM.
Các bài viết liên quan:
Cách sửa lỗi Laptop không hiện WiFi trên Win 10, 11 HIỆU QUẢ