Nội dung bài viếtơ>
Khi mua laptop, ngoài các yếu tố như phần mềm, phần cứng hay các tính năng, màn hình chính là điều mà rất nhiều người mua quan tâm. Sau đây, Chiêm Tài Mobile sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích xoay quanh các vấn đề liên quan đến màn hình laptop như các loại màn hình của laptop hay so sánh các loại màn hình laptop,...
1. Các công nghệ màn hình laptop thông dụng hiện nay
Ở trên các loại màn hình laptop hiện nay, các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều công nghệ tiên tiến để cải thiện chức năng cũng như độ hoàn thiện cho màn hình laptop. Dưới đây là một số công nghệ màn hình laptop thông dụng được sử dụng trong nhiều sản phẩm ngày nay.
1.1. Công nghệ màn hình laptop LCD
LCD viết tắt cho cụm từ Liquid crystal display, là một loại màn hình được cấu tạo bởi các tinh thể lỏng với chức năng làm cho ánh sáng được phân cực khác đi thông qua các kính lọc. Công nghệ màn hình LCD được sử dụng khá phổ biến trong các loại màn hình cho laptop bởi các tính năng mà nó mang lại.
Ưu điểm
- Màn hình laptop LCD có thiết kế mỏng và vô cùng nhẹ, ở dưới dạng màn hình phẳng, giúp cho laptop có bề ngoài thanh lịch và thời thượng.
- Hình ảnh hiển thị ở trên màn hình laptop LCD có độ phân giải vô cùng cao với màu sắc rõ ràng, chân thực, không bị vỡ hay bị nhòe màu.
- Màn hình laptop LCD sử dụng ít năng lượng, giúp cho laptop có thể hoạt động một cách mượt mà nhưng vẫn tiết kiệm pin.
- Đặc biệt, giá thành của màn hình laptop LCD khá rẻ, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của phần lớn người tiêu dùng.
Nhược điểm
- Góc nhìn của màn hình laptop LCD khá hẹp. Khi sử dụng dưới ánh mặt trời sẽ có hiển thị hình ảnh với độ sáng không cao, chất lượng màu sắc cũng như độ rõ nét thấp.
- Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, chất lượng màn hình laptop LCD sẽ giảm đi đáng kể.
1.2. Công nghệ màn hình laptop IPS
IPS viết tắt cho cụm từ In-Plane Switching, là một trong biến thể từ màn hình LCD, thường được sử dụng cho các loại màn hình của laptop. Do đó, màn hình IPS sẽ mang những nét đặc trưng của màn hình LCD, nhưng có những ưu nhược điểm riêng sau đây.
Ưu điểm
- Màn hình IPS có độ tương phản và độ sáng vô cùng cao, màu sắc cũng vô cùng chân thực và sắc nét, đem đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm tuyệt vời.
- Ở các góc nhìn khác nhau, màn hình IPS mang lại nội dung hiển thị không quá chênh lệch. Nhất là đối với góc nhìn hẹp, nội dung hiển thị trên màn hình IPS sẽ không có quá nhiều biến đổi.
- Khi sử dụng ở ngoài trời, màn hình IPS cũng đem lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Nhược điểm
- Mức chi phí để sản xuất màn hình IPS khá đắt, không phù hợp với nhu cầu chi tiêu của nhiều người tiêu dùng.
- Màn hình IPS không chịu được tác động cơ học ở mức độ cao, đồng thời thiết kế có phần hơi dày, không đem lại giá trị thẩm mỹ cao.
- Bên cạnh đó, các dòng laptop sử dụng loại màn hình này sẽ khá nhanh hết pin khi sử dụng bởi mức tiêu thụ năng lượng điện của màn hình IPS lên tới gần 15%.
1.3. Công nghệ màn hình laptop OLED/AMOLED
OLED viết tắt cho cụm từ Organic Light - Emitting Diode, là một phiên bản nâng cấp của màn hình LED. Khi được Samsung đưa vào phát triển, công nghệ này có tên là AMOLED - viết tắt cho cụm từ Active Matrix Organic Light Emitting Diode. Đây là một công nghệ màn hình vô cùng hiện đại, sử dụng tấm phim carbon bên trong màn hình, khi một dòng điện chạy qua sẽ có ánh sáng truyền ra màn hình. Công nghệ màn hình Oled/Amoled được sử dụng phổ biến trên các loại màn hình laptop hiện nay bởi những ưu nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
- OLED/AMOLED là một loại màn hình laptop có màu sắc với mức độ bão hòa vừa phải, độ tương phản phù hợp giúp cho hình ảnh được hiển thị một cách rất bắt mắt.
- Độ cảm biến cũng như phản hồi của màn hình OLED/AMOLED nằm ở mức cao, giúp các thao tác khi sử dụng màn hình laptop trở nên mượt mà hơn.
- Không những thế , mức độ sử dụng điện năng của màn hình OLED/AMOLED khá thấp, giúp tiết kiệm pin laptop trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
- Khi sử dụng ở dưới ánh mặt trời, mức độ phản xạ của màn hình OLED/AMOLED chỉ nằm ở mức 50% khiến cho độ hiển thị của loại màn hình này khi ở ngoài trời không được tốt.
- Mức chi phí bỏ ra khi sử dụng màn hình OLED/AMOLED khá cao, nằm ở trong phân khúc khá cao cấp, có thể bắt gặp ở các loại màn hình laptop asus, acer,..
- Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, hiệu suất của loại màn hình này sẽ bị suy giảm đáng kể.
1.4. Công nghệ màn hình laptop Retina
Công nghệ màn hình Retina được Apple sử dụng trên các loại màn hình laptop Apple bởi những tính năng và chất lượng vượt trội mà nó mang lại. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của công nghệ màn hình này.
Ưu điểm
- Màn hình Retina truyền tải được các nội dung hình ảnh có chất lượng vô cùng sống động, màu sắc cực kỳ chân thực và sắc nét.
- Góc nhìn của màn hình Retina vô cùng rộng. Ở các góc nhìn khác nhau, màn hình Retina mang lại nội dung hiển thị không quá chênh lệch. Nhất là đối với góc nhìn hẹp, nội dung hiển thị trên màn hình Retina sẽ không có quá nhiều biến đổi.
- Khi sử dụng ở ngoài trời, màn hình Retina cũng đem lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Nhược điểm
- Thiết kế của màn hình Retina khá dày, do đó sẽ không đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ cho laptop.
- Màn hình Retina có cấu tạo từ nhiều lớp đèn, do đó các dòng laptop sử dụng loại màn hình này sẽ khá nhanh hết pin khi sử dụng bởi mức tiêu thụ năng lượng điện của màn hình Retina khá cao.
- Retina là một công nghệ màn hình độc quyền, do đó tính ứng dụng trên các thiết bị công nghệ khác nhau không được cao kèm theo chi phí sản xuất đắt đỏ, không phù hợp với đa số người tiêu dùng.
1.5. Công nghệ màn hình CCFL
CCFL viết tắt cho cụm từ Cold Cathode Fluorescent Lamp, sử dụng bóng đèn màn hình bằng chất liệu noen thay cho bóng đèn led. Công nghệ màn hình này có nhiều điểm tương đồng với công nghệ màn hình LCD, thường được sử dụng cho các loại màn hình laptop acer, dell,... với những ưu nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm
- Hình ảnh hiển thị ở trên màn hình laptop CCFL có độ phân giải vô cùng cao với màu sắc rõ ràng, chân thực, không bị vỡ hay bị nhòe màu.
- Màn hình CCFL có thiết kế mỏng và vô cùng nhẹ, ở dưới dạng màn hình phẳng, giúp cho laptop có bề ngoài thanh lịch và thời thượng.
- Đặc biệt, giá thành của màn hình laptop CCFL khá rẻ, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của phần lớn người tiêu dùng.
Nhược điểm
- Màn hình laptop CCFL tiêu hao nhiều năng lượng, có thể khiến cho laptop dễ nóng lên sau một thời gian sử dụng.
- Góc nhìn của màn hình laptop CCFL khá hẹp. Khi sử dụng dưới ánh mặt trời sẽ có hiển thị hình ảnh với độ sáng không cao, chất lượng màu sắc cũng như độ rõ nét thấp.
- Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, chất lượng màn hình laptop CCFL sẽ nhanh xuống cấp, có độ bền kém. Chính vì thế, các nhà sản xuất đã tạm ngưng sử dụng màn hình CCFL cho các sản phẩm của mình.
2. Phân loại màn hình laptop theo hình thức
Chúng ta có thể dựa trên hình thức mà có thể phân màn hình laptop thành hai loại là màn hình nhám và màn hình gương. Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng hai loại màn hình laptop này đem lại trải nghiệm sử dụng không giống nhau.
2.1. Màn hình gương
Khi đem so sánh các loại màn hình laptop với nhau, màn hình gương khá nổi bật bởi những ưu nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
- Hình ảnh hiển thị ở trên màn hình gương thường có độ tương phản lớn cũng như phân giải vô cùng cao với màu sắc vô cùng sống động.
- Màn hình gương có thiết kế bắt mắt, có độ óng ánh nhất định, ở dưới dạng màn hình phẳng, giúp cho laptop có bề ngoài thanh lịch và thời thượng.
Nhược điểm
- Lúc chiếu ánh sáng, màn hình gương thường gây ra hiện tượng phản xạ ánh sáng, làm cho mắt người sử dụng vô cùng khó chịu.
- Trong điều kiện ánh sáng cao như ở ngoài trời, màn hình gương có thể bị bóng quá mức làm cho người dùng không thể thấy rõ nội dung hiển thị trên màn hình, gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng.
2.2. Màn hình nhám
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng có những lựa chọn khác nhau khi mua laptop. Với những ưu nhược điểm dưới đây, màn hình nhám có thể trở thành một lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng.
Ưu điểm
- Không giống với độ bóng của màn hình gương, màn hình nhám có một độ nhám nhất định giúp cho hình ảnh hiển thị trên màn hình không bị chói hay gặp hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Khi sử dụng ở điều kiện ánh sáng cao hay dưới ánh nắng mặt trời, nội dung hình ảnh hiển thị trên màn hình nhám vẫn vô cùng rõ nét, không gây ra sự khó chịu cho mắt người sử dụng.
Nhược điểm
Màu sắc hiển thị trên màn hình nhám không được sống động bắt mắt cho lắm, do đó trải nghiệm của người dùng cũng không thể đạt đến mức độ quá hài lòng, không phù hợp với những người sử dụng laptop cho các nhu cầu về đồ họa, design,...
3. Độ phân giải của các loại màn hình laptop
Các loại màn hình laptop hiện nay thường có độ phân giải cao để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Dưới đây là độ phân giải của một số màn hình laptop phổ biến.
- Màn hình laptop Quarter-QVGA, độ phân giải sẽ rơi vào mức 160X120 pixels.
- Màn hình laptop Wide-QVGA có độ phân giải sẽ rơi vào mức 360×240 hoặc 428×240 pixels.
- Màn hình laptop WVGA /WGA có độ phân giải sẽ rơi vào mức 768×480 hoặc 800x480 pixels.
- Màn hình laptop DVGA có độ phân giải sẽ rơi vào mức 360×240 hoặc 428×240 pixels.
- Màn hình laptop qHD có độ phân giải sẽ rơi vào mức 960x640 pixels.
- Màn hình laptop Wide-QVGA có độ phân giải sẽ rơi vào mức 960x540 pixels.
- Màn hình laptop HD có độ phân giải sẽ rơi vào mức 1280×720 pixels.
- Màn hình laptop HD+ có độ phân giải sẽ rơi vào mức 1440×720 hoặc 1520×720 pixels.
- Màn hình laptop FHD có độ phân giải sẽ rơi vào mức 1920×1080 pixels.
- Màn hình laptop FHD+ có độ phân giải sẽ rơi vào mức 2160×1080 hoặc 2340 x 1080 pixels.
- Màn hình laptop QHD / 2k / Quad HD có độ phân giải sẽ rơi vào mức 2560x1440 pixels.
- Màn hình laptop QHD+ / 2K+ / Quad HD+ có độ phân giải sẽ rơi vào mức 2960×1440 hoặc 3200×1800 pixels.
- Màn hình laptop Ultra HD / 4K / UHD+ có độ phân giải sẽ rơi vào mức 3840x2160 hoặc 4096×2160 pixels.
- Màn hình laptop UHD+ / 4K+ có độ phân giải sẽ rơi vào mức 5120×2880 pixels.
- Màn hình laptop FUHD / 8K có độ phân giải sẽ rơi vào mức 2160×1080 hoặc 7680x4320 pixels.
- Màn hình laptop QUHD có độ phân giải sẽ rơi vào mức 2160×1080 hoặc 15360×8640 pixels.
4. Các kích thước màn hình laptop phổ biến
Tùy từng dòng laptop mà các kích thước màn hình laptop sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là thông tin về các loại kích thước màn hình laptop phổ biến.
Đối với các màn hình thông thường với tỉ lệ 4:3, các kích thước màn hình laptop phổ biến sẽ là loại màn hình 15” - XGA, SXGA+ hay màn hình 14” - XGA.
Còn đối với các màn hình với độ rộng thông dụng sẽ có kích thước 10.6" - WXGA, 13.3" - WXGA, 15.4" - WXGA, 17" - WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA hay 14.1" - WXGA.
Màn hình có kích thước 14.1 inch rất được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi cũng như tính di động cao. Màn hình có kích thước 17 inch thì ít được sử dụng nhất, chỉ phù hợp với những trường hợp có tính đặc thù nhất định.
Trên đây là bài viết nói về các loại màn hình laptop trên thị trường. Hy vọng những chia sẻ trên của Chiêm Tài Mobile sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Hãy tiếp tục theo dõi Chiêm Tài Mobile để được cập nhật thêm nhiều bài viết mới mẻ và có ích bạn nhé!
Bên cạnh kinh doanh các loại màn hình laptop thì màn hình điện thoại motorola cũng là sản phẩm chủ lực của Chiêm Tài Mobile.
Ngoài laptop, điện thoại là một trong những tiện ích thông minh gần gũi nhất với chúng ta. Hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu thêm các loại màn hình điện thoại để trang bị cho mình thêm thật nhiều kiến thức có ích bạn nhé!
Tham khảo ngay một số mẫu giá đỡ màn hình máy tính tại Chiêm Tài