12/06/2024    Tin công nghệ

Cách kết nối WiFi trên máy tính bàn và laptop NHANH CHÓNG


Khi sử dụng máy tính, WiFi là công cụ không thể thiếu để kết nối internet. Để giúp bạn kết nối WiFi cho máy tính bàn và laptop một cách nhanh chóng và dễ dàng, CHIÊM TÀI MOBILE sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách kết nối WiFi trên máy tính cho các hệ điều hành Windows 7, 8, và 10 qua bài viết dưới đây.

Các điều kiện để kết nối WiFi trên máy tính thành công

cac dieu kien de ket noi wifi tren may tinh

Để kết nối WiFi cho laptop hoặc máy tính bàn thành công bạn cần phải đảm bảo thiết bị có các điều kiện sau:

  • Đảm bảo Driver WiFi được cài đặt và cập nhật trên máy tính.
  • Card mạng WiFi phải được bật và không bị vô hiệu hóa.
  • Đảm bảo máy tính của bạn ở trong khu vực có mạng và phải có quyên truy cập WiFi.

Cách kết nối WiFi trên máy tính win 7

Để kết nối WiFi cho máy tính trên win 7 thì bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ở góc dưới bên phải màn hình bạn nhấn chuột vào biểu tượng nguồn điện.

Bước 2: Chọn mục Windows Mobility Center.

nhan chon windows moblility center

Bước 3: Sau khi chọn thì sẽ có một bảng mới hiện ra, ở ô Wireless Network nhấn chọn Turn wireless on để bật WiFi.

chon turn wireless on de bat wifi

Bước 4: Ở mục Wireless Network sẽ hiển thị thông tin là Connected có nghĩa là bạn đã kết nối được WiFi cho máy tính thành công.

hien thi connected la ket noi wifi thanh cong

Cách kết nối WiFi cho laptop win 8

Với hệ điều hành win 8, bạn hãy thực hiện các bước sau để kết nối WiFi cho laptop, hoặc máy tính bàn.

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng WiFi ở thanh công cụ.

nhan vao bieu tuong wifi o thanh cung cu cua win 8

Bước 2: Mở WiFi sang chế độ On.

Bước 3: Chọn mạng mà bạn muốn kết nối, rồi nhấn vào Connect.

Bước 4: Nhấp chọn vào ô Connect automatically để máy tính sẽ tự động kết nối WiFi đó cho lần sau.

bat on nhan chon connect de ket noi

Bước 5: Bạn nhập Password/mật khẩu vào ô Enter the network security key, sau khi nhập xong bạn chọn Next. Như vậy bạn đã kết nối WiFi cho máy tính.

nhap mat khau vao o sau do chon next de ket noi may tinh win 8

Cách kết nối wifi trên máy tính win 10

Sau đây sẽ là các bước kết nối WiFi cho máy tính ở hệ điều hành win 10, bạn hãy xem để biết cách làm nhé.

Bước 1: Ở biểu tượng WiFi góc trái màn hình, nhấn vào để hiển thị các mạng mà mình muốn kết nối.

chon vao bieu tuong wifi tren win 10

Bước 2: Nhấn vào Connect của WiFi mà bạn muốn kết nối và thực hiện nhập mật khẩu.

nhan vao connect cua wifi ma ban muon dang nhap

Bước 3: Sau khi bấm mật khẩu xong bạn nhấn Next để thực hiện kết nối, nếu bạn muốn xem mật khẩu WiFi trên win 10 để kiểm tra lại thì bạn hãy nhấn vào biểu tượng con mắt để xem, nếu màn hình hiển thị Connected là đã thành công.

nhap mat khau sau do nhan next

Cách kết nối wifi trên máy tính Dell, Hp, Acer, Asus…

ket noi wifi tren may tinh dell bp acer asus

Hầu hết các dòng laptop đều trang bị phím tắt để kết nối WiFi. Dưới đây là hướng dẫn cách kết nối WiFi cho các dòng laptop phổ biến như Dell, HP, Acer, Asus,... bằng các tổ hợp phím tắt đơn giản:

  • Laptop Dell: Nhấn tổ hợp phím Fn + F2 hoặc Fn + PrtScr.
  • Laptop HP: Nhấn tổ hợp phím Fn + F12.
  • Laptop Acer: Nhấn tổ hợp phím Fn + F5 hoặc Fn + F2.
  • Laptop Asus: Nhấn tổ hợp phím Fn + F2.
  • Laptop Lenovo: Nhấn tổ hợp phím Fn + F7 hoặc Fn + F5.
  • Laptop Toshiba: Nhấn tổ hợp phím Fn + F12.

Cách kết nối WiFi trên máy tính

Có rất nhiều cách để kết nối WiFi cho máy tính bàn, sau đây là các cách kết nối WiFi trên máy tính để bàn bạn có thể tham khảo.

Thực hiện kết nối WiFi trên thanh tác vụ (Taskbar)

Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng WiFi ở góc phải dưới cùng của Thanh tác vụ.

chon bieu tuong wifi o goc phai duoi cung cua thanh tac vu

Bước 2: Chọn tên mạng mà bạn muốn kết nối, sau đó chọn Connect.

chon ten mang muon ket noi sau do chon connect

Bước 3: Nhập Password của WiFi rồi sau đó bấm Next để tiến hành kết nối.

nhap password cua wifi roi sau do bam next

Kết nối WiFi trong phần Settings PC

Bước 1: Nhấn vào phần Cài Đặt trên máy tính hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + I để khởi động Cài đặt (Settings), sau đó chọn Network & Internet.

chon-network-&-internet-nhan-vao-wifi-trong-setting

Bước 2: Nhấn chọn WiFi, sau đó chọn Show available networks.

chon show available networks trong setting

Bước 3: Chọn mạng WiFi mà bạn muốn kết nối và nhấn Connect để nhập Password.

Cách kết nối wifi trên laptop bằng Control Panel

Bạn có thể bỏ túi cách kết nối WiFi trên máy tính bằng Control Panel ở trong cài đặt của máy. Để có thể thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Mở Control Panel bằng cách gõ Control panel trên thanh tìm kiếm của Windows và chọn ứng dụng tương ứng, sau đó nhấn Open.

go tim kiem control panel tren thanh cong cu tim kiem

Bước 2: Trong Control Panel, tìm và chọn mục Network and Internet.

chon network and internet trong control panel

Bước 3: Chọn tiếp Network and Sharing Center.

chon network and sharing center trong control panel

Bước 4: Trong mục Change your networking settings, nhấp vào Set up a new connection or network.

chon set up a new connection or network trong control panel

Bước 5: Chọn Manually connect to a wireless network và nhấn Next.

chon manually connect to a wireless network va nhan next

Bước 6: Nhập tên mạng (Network name) mà bạn muốn kết nối, chọn chuẩn bảo mật (Security Type), sau đó nhập mật khẩu WiFi. Nếu muốn kết nối tự động và ngay cả khi mạng không phát tín hiệu, hãy đánh dấu chọn Start this connection automatically Connect even if the network is not broadcasting. Cuối cùng, nhấn Next để hoàn tất.

nhan next de hoan tat cach cai dat bang control panel

Cách kết nối WiFi cho laptop bằng Command Prompt

Sau đây sẽ là cách kết nối WiFi trên máy tinh, laptop thông qua Command Prompt, hãy theo dõi các bước sau đây để biết cách làm.

Bước 1: Mở Start Menu và nhập Command Prompt vào ô tìm kiếm. Sau đó, nhấn chuột phải vào biểu tượng Command Prompt và chọn Run as administrator để mở ứng dụng này với quyền Admin.

ket noi wifi bang command prompt

Bước 2: Nhập lệnh netsh wlan show profile vào Command Prompt như trong hình minh họa.

nhap lenh netsh wlan show profile vao command prompt

Bước 3: Nhấn Enter để xem các cấu hình mạng đã lưu, sau đó chọn tên mạng Wi-Fi mà bạn muốn kết nối.

Bước 4: Chạy lệnh netsh wlan connect ssid=YOUR-WIFI-SSID name=PROFILE-NAME để kết nối WiFi cho laptop của bạn.

chay lenh netsh wlan connect trong command prompt

Kết nối WiFi trong Windows Mobility Center

Bước 1: Phần biểu tượng Pin trên Taskbar, nhấn chuột phải chọn Windows Mobility Center.

nhan chuot phai chon windows mobility center

Bước 2: Ấn vào ô Turn wireless off ở phần Wireless Network, rồi sau đó nhập mật khẩu WiFi mà bạn muốn kết nối, nhấn Enter để hoàn thành.

an vao o turn wireless off o phan wireless network

Cách cài đặt WiFi cho laptop bằng dây mạng

cai dat wifi cho laptop bang day mang

Đây là cách kết nối WiFi trên máy tính, laptop từ hệ điều hành win 7 đến win 11 một cách đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần có bộ định tuyến (Router), dây cáp Ethernet và modem mạng. Sau đó, bạn tiến hành kết nối các thiết bị này với nhau và kết nối với laptop của mình. Chỉ với những thao tác cơ bản này, bạn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng WiFi một cách tiện lợi.

Cách kết nối WiFi trên máy tính MacBook

Khác với các laptop chạy hệ điều hành Windows, MacBook sử dụng hệ điều hành macOS sẽ có cách kết nối WiFi riêng biệt. Để cài WiFi cho laptop MacBook, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng WiFi ở góc trên bên phải màn hình, sau đó chọn Turn WiFi Off để chuyển sang trạng thái Turn WiFi On, và chọn tên mạng WiFi mà bạn muốn kết nối.

nhap vao bieu tuong wifi sau do chon turn wifi off o macbook

Bước 2: Khi màn hình hiển thị danh sách các mạng WiFi khả dụng, chọn tên mạng Wi-Fi muốn kết nối, nhập mật khẩu, nếu bạn muốn xem mật khẩu WiFi đã đúng chưa thì chỉ cần bấm vào mục Hiển thị mật khẩu để kiểm tra lại và sau đó nhấn Next để hoàn tất việc kết nối WiFi trên MacBook. 

nhap mat khau va nhan next de hoan tat viec ket noi wifi tren macbook

Các thiết bị kết nối WiFi trên máy tính bàn 

Để mang lại cách kết nối WiFi trên máy tính hiệu quả thì sẽ cần những thiết bị hỗ trợ trong việc kết nối, dưới đây sẽ là các thiết bị hỗ trợ kết nối WiFi cho máy tính hoặc laptop.

Kết nối WiFi cho PC bằng USB WiFi Adapter

Ket-noi-wifi-cho-pc-bang-usb-wifi-adapter

USB WiFi Adapter là một thiết bị phổ biến được sử dụng để trang bị WiFi cho máy tính bàn một cách dễ dàng mà không cần phải tháo lắp PC để cài đặt. Điểm nổi bật của USB WiFi Adapter là kích thước nhỏ gọn, khả năng tương thích với mọi máy tính có cổng USB và quá trình cài đặt vô cùng đơn giản.

Dùng Card WiFi để kết nối

dung-card-wifi-de-ket-noi

Card WiFi cũng là một trong những thiết bị hỗ trợ cho việc kết nối WiFi cho máy tính bàn được nhiều người lựa chọn. Cách kết nối này mất nhiều thời gian do cần phải mở thùng CPU rồi gắn Card WiFi vào vi mạch tương tích của máy tính. 

Sử dụng thiết bị WiFi chuẩn PCI-e 

su dung thiet bi wifi chuan pci e

Thiết bị WiFi chuẩn PCI-e là một bảng mạch dạng hình chữ nhật và sử dụng khe cắm PCI là lựa chọn tối ưu nhất. Là thiết bị đem đến tốc độ nhanh và ổn định thế nên giá thành cũng khá là cao, cũng có thể khó khăn trong việc lắp đặt.

Nguyên nhân máy tính không kết nối được WiFi

Đôi lúc sẽ có một vài trường hợp không thể kết nối được với WiFi, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy tính không kết nối được WiFi đó là: 

Địa chỉ DNS và IP WiFi sai

dia chi ip sai

Một lỗi thông dụng khi kết nối WiFi là sai địa chỉ DNS và IP. Khi bạn mua máy mới, máy tính thường được đặt ở chế độ IP động (DHCP). Máy sẽ kết nối thành công khi địa chỉ IP và DNS được thiết lập đúng với mạng WiFi. Do đó, bạn cần lưu lý kiểm tra và cài đặt đúng địa chỉ IP và DNS để đảm bảo kết nối WiFi thành công.

WiFi chỉ có 1 vạch (Yếu)

wifi yeu chi co 1 vach

Không thể kết nối được WiFi cho máy tính có thể do WiFi quá yếu, nếu WiFi của bạn chỉ hiện thị được 1 vạch có nghĩa là tính hiệu mạng không ổn định, đang rất yếu. Trường hợp này là do bạn để thiết bị phát WiFi quá xa so với khoảng mà máy tính có thể kết nối được.

Không thể truy cập mạng dù có tín hiệu WiFi

khong the truy cap mang du co tin hieu wifi

Nếu tín hiệu WiFi hiển thị mạnh nhưng bạn không thể truy cập mạng, có thể là do hai nguyên nhân sau

  • Thiết bị WiFi bị lỗi: Router hoặc modem có thể gặp sự cố hoặc bị lỗi, dẫn đến việc phát tín hiệu nhưng không cung cấp kết nối internet.
  • Phần tiếp nhận tín hiệu mạng lỗi: Card mạng hoặc phần cứng nhận tín hiệu WiFi trên máy tính hoặc laptop của bạn có thể bị hỏng hoặc gặp trục trặc.

Modem và Router bị lỗi

modem va router bi loi

Như đã nói ở trên thì khi modem hoặc router bị lỗi có thể dẫn đến máy tính không thể kết nối WiFi, hoặc thiết bị bị treo sau thời gian dài sử dụng. Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như quá tải thiết bị, lỗi phần cứng hoặc là sự cố về cấu hình mạng.

Máy tính bị nhiễm bởi virus

may tinh bi nhiem boi virus

Sau khi làm những cách kết nối trên máy tính những vẫn không nhận tín hiệu thì nguyên nhân có thể gây ra đó là do virus, nhiều trường hợp dẫn đến máy tính bị virus có thể là do bạn sử dụng những phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc máy không có phần mềm diệt virus dẫn đến bị xâm nhập.

Đảm bảo máy tính đã được bật WiFi

dam-bao-may-tinh-da-duoc-bat-WiFi

Một số laptop sẽ có phím tắt trên bàn phím, đôi khi sẽ bị cấn bàn phím dẫn đến máy tính không hiện WiFi vì thế hãy kiểm tra xem rồi sau đó bật lại để WiFi ở chế độ On. Các hãng đều có những phím tắt để bật/tắt bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Fn + nút chức năng tắt/mở WiFi. 

Cách khắc phục một số lỗi kết nối WiFi cho laptop

Cài đặt driver WiFi cho thiết bị

Để cài đặt driver WiFi mới, bạn cần tải driver về và lưu vào USB. Sau đó, tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

nhan to hop phim windows r de mo hop thoai run

Bước 2: Nhập "devmgmt.msc" vào khung tìm kiếm và nhấn OK. Cửa sổ Device Manager sẽ xuất hiện trên màn hình.

nhap devmgmt msc vao khung tim kiem va nhan ok

Bước 3: Trong mục Network adapters, chọn Wireless Adapter.

trong-muc-network-adapters-chon-wireless-adapter

Bước 4: Tại Device Manager, nhấn chuột phải vào Wireless Adapter và chọn Uninstall.

han chuot phai vao wireless adapter va chon uninstall

Bước 5: Click chọn Uninstall để gỡ bỏ driver cũ.

click chon uninstall de go bo driver cu

Bước 6: Sau khi thực hiện restart máy, bạn tìm và nhấn đúp chuột vào file cài đặt driver WiFi đã tải về trước đó.

nhan dup chuot vao file cai dat driver wifi da tai

Bước 7: Chọn Yes, I accept the agreement và nhấn Next để tiếp tục.

chon yes i accept the agreement va nhan next

Bước 8: Nhấn Install, sau đó nhấn Next, tiếp tục chọn Install chờ cài đặt thành công, nhấn OK để hoàn thành. 

nhan install sau do nhan next tiep tuc chon install cho cai dat thanh cong

Khởi động lại máy tính

Cách tốt nhất khi máy tính gặp phải bất kỳ vấn đề nào là thực hiện việc khởi động lại toàn bộ hệ thống. Sử dụng phím tắt Windows để khởi động lại máy tính là một cách tiết kiệm thời gian. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + M để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở, sau đó nhấn Alt + F4 và chọn Restart để thực hiện quá trình khởi động lại.

Khắc phục Modem và Router bị lỗi

Nếu modem và router bị lỗi bạn có thể khắc phục đó là tắt và khởi động lại modem và cài đặt router WiFi hoặc bạn có thể tháo nguồn điện rồi hãy kết nối lại, khi thực hiện cách này các xung đột sẽ được giải quyết tự động và cho phép laptop kết nối WiFi như bình thường.

Khắc phục máy tính bị nhiễm virus

Bạn chỉ cần cài phần mềm bảo vệ miễn phí chặn virus xâm nhập máy tính hoặc có thể đầu tư phần mềm bản quyền để diệt virus, còn không cách giải quyết tốt nhất khi bị virus xâm nhập đó là cài lại Windows cho máy, thao tác này khá mất nhiều thời gian.

Bài viết này đã chia sẻ cho bạn cách kết nối WiFi trên máy tính bàn, laptop trên các hệ điều hành và trên các hàng máy tính khác. Hy vọng qua bài viết này từ CHIÊM TÀI MOBILE, bạn có thể dễ dàng cài đặt WiFi cho laptop và tìm ra những nguyên nhân để khắc phục sự cố kết nối thành công.

 

Share: