Nội dung bài viếtơ>
Với sự phát triển của công nghệ số hiện nay, nhiều ứng dụng được phát triển giúp người dùng có thể trải nghiệm nhiều loại hình tiện ích, hỗ trợ công việc, đời sống. Tuy nhiên, cũng chính trong những ứng dụng được tải về hằng ngày trên các thiết bị điện thoại, máy tính bảng cũng đang chứa đựng những nguy cơ, gây hại đến dữ liệu, thông tin, hình ảnh cá nhân của chúng ta. Mối nguy hại đến từ việc tải những ứng dụng chứa những mã độc, virus, không dễ dàng gì để nhận ra chúng. Cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu thêm nhé!
Mới đây một nhóm nghiên cứu bảo mật có tên Dr.Web đã công bố danh sách ứng dụng Android với nguy cơ chứa mã độc, virus nguy hiểm, có khả năng đánh cắp thông tin, xây dựng những lỗ hổng hệ thống ngay trên thiết bị của bạn.
Trojan là gì?
Trojan là một loại mã độc hại được ẩn dưới lớp vỏ các phần mềm hợp pháp. Chúng được thiết kế để thực hiện những hoạt động gây hai, đánh cắp,...dữ liệu, thông tin cá nhân của bạn.
Khác với virus, Trojan không tự sao chép bằng cách lây nhiễm sang các tệp hoặc máy tính khác. Trojan tồn tại bằng cách không chú ý và có thể ngồi im lặng trong máy tính, điện thoại của bạn, thu thập thông tin hoặc thiết lập các lỗ hổng trong bảo mật, chiếm lấy máy tính bảng, điện thoại của bạn.
Vì sao máy bạn bị dính Trojan
Theo kinh nghiệm của những người đã bị Trojan xâm nhập nhiều lần thì nguyên nhân dính mã độc này là do:
- Đường dẫn và tệp tin đính kèm bên trong Email.
- Quá trình khai thác ứng dụng, cụ thể như các lỗ hổng bên trong trình duyệt web, ứng dụng hoặc phần mềm nhắn tin.
- Quá trình tải phần mềm từ những trang web lưu trữ tài nguyên hoặc các mạng chia sẻ tệp tin có chứa nhiều loại phần mềm độc hại, trong đó có cả Trojan.
- Phần mềm của Trojan được sử dụng để lừa người dùng nhằm tiến hành các thao tác khác mà người dùng không tự nguyện cho phép thực hiện.
- Hiện nay, các mã độc Trojan đã được bổ sung các chức năng tự phân tán. Điều này khiến cho Trojan đến gần hơn với khái niệm với virus và ngày càng khó phân biệt.
Điều này đã làm dấy lên những cảnh bảo trực tiếp về việc ẩn chứa các Trojan trong các tập tin, ứng dụng chúng ta tải về hằng ngày trên các thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính mà người dùng không hề hay biết.
Cảnh báo làn sóng ứng dụng độc hại “ăn cắp” thông tin cá nhân
Thông tin cụ thể đến từ nhóm bảo mật Dr.Web, mới đây họ đã công bố bản báo cáo hoạt động của virus trên điện thoại vào tháng 6 năm 2022. Bao gồm danh sách 30 ứng dụng Android phổ biến có chứa virus Trojan, quảng cáo nhắm mục tiêu, phần mềm gián điệp và độc hại. Thậm chí một số app trong danh sách này còn nằm trong top thịnh hành, sở hữu hàng triệu lượt tải về từ Google Play Store.
Nhóm bảo mật còn cho biết, các ứng dụng độc hại chủ yếu xuất hiện dưới dạng ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh, các tùy chỉnh theme giao diện và hình nền. Ngoài ra, còn có các ứng dụng chỉnh sửa bàn phím, biểu tượng cảm xúc và ứng dụng ghi chú, cũng là những phần mềm thường được chọn để xây dựng mã độc trong mã nguồn.
Những hoạt động đánh cắp thông tin từ các ứng dụng độc hại gần như không có giới hạn. Với nhiều phương thức đánh cắp thông tin, chúng thậm chí còn có thể tự động quay lén video và chụp ảnh, cho phép tin tặc đọc nội dung văn bản (tin nhắn, email, bộ nhớ đệm...), theo dõi vị trí của thiết bị, xem lịch sử duyệt web, bật micro, ghi thao tác nhập bàn phím và các dữ liệu cá nhân khác.
Cách hoạt động của các phần mềm mã độc
Sau khi được cài đặt trên thiết bị, chúng sẽ bắt đầu hiển thị những quảng cáo dạng “xâm nhập” và tiến hành lấy thông tin từ Màn hình điện thoại, máy tính bảng, laptop mà người dùng không hay biết. Một số ứng dụng khác sử dụng phương thức đánh cắp thông tin từ trung tâm thông báo, tự động tải về phần mềm bổ sung hoặc gợi ý người dùng cài đặt thêm các app khác.
Danh sách ứng dụng độc hại, nguy cơ chứa virus trojan
Hiện tại, Google đã xóa gần như tất cả các ứng dụng trong danh sách các ứng dụng chứa mã độc để xuất bởi Dr.Web, nhưng một số vẫn còn trên CH Play. Dưới đây là danh sách chi tiết những ứng dụng Android độc hại mà bạn cần xóa ngay khỏi thiết bị của mình:
- Photo Editor: Beauty Filter (gb.artfilter.tenvarnist)
- Photo Editor: Retouch & Cutout (de.nineergysh.quickarttwo)
- Photo Editor: Art Filters (gb.painnt.moonlightingnine)
- Photo Editor - Design Maker (gb.twentynine.redaktoridea)
- Photo Editor & Background Eraser (de.photoground.twentysixshot)
- Photo & Exif Editor (de.xnano.photoexifeditornine)
- Photo Editor - Filters Effects (de.hitopgop.sixtyeightgx)
- Photo Filters & Effects (de.sixtyonecollice.cameraroll)
- Photo Editor : Blur Image (de.instgang.fiftyggfife)
- Photo Editor : Cut, Paste (de.fiftyninecamera.rollredactor)
- Emoji Keyboard: Stickers & GIF (gb.crazykey.sevenboard)
- Neon Theme Keyboard (com.neonthemekeyboard.app)
- Neon Theme - Android Keyboard (com.androidneonkeyboard.app)
- Cashe Cleaner (com.cachecleanereasytool.app)
- Fancy Charging (com.fancyanimatedbattery.app)
- FastCleaner: Cashe Cleaner (com.fastcleanercashecleaner.app)
- Call Skins - Caller Themes (com.rockskinthemes.app)
- Funny Caller (com.funnycallercustomtheme.app)
- CallMe Phone Themes (com.callercallwallpaper.app)
- InCall: Contact Background (com.mycallcustomcallscrean.app)
- MyCall - Call Personalization (com.mycallcallpersonalization.app)
- Caller Theme (com.caller.theme.slow)
- Caller Theme (com.callertheme.firstref)
- Funny Wallpapers - Live Screen (com.funnywallpapaerslive.app)
- 4K Wallpapers Auto Changer (de.andromo.ssfiftylivesixcc)
- NewScrean: 4D Wallpapers (com.newscrean4dwallpapers.app)
- Stock Wallpapers & Backgrounds (de.stockeighty.onewallpapers)
- Notes - reminders and lists (com.notesreminderslists.app)
Cuối cùng, nguy cơ bị xâm nhập bởi các mã độc và virus là điều khó tránh khởi với bất kỳ thiết bị điện tử nào. Tuy nhiên với một hệ điều hành mở như Android thì việc để các mã độc này luồng lách là một điều dễ dàng, do đó người dùng cần cẩn trọng trước khi quyết định tải bất cứ ứng dụng, thông tin từ mạng về nhé.
Tham khảo: Techrum.vn
Xem Thêm các mẫu màn hình điện thoaị Sony, LG, Samsung,.. giá rẻ chất lượng chính hãng tại Chiêm Tài Mobile bạn nhé!