18/03/2024    Tin công nghệ, Tin công nghệ mới

Có phải tất cả ánh sáng xanh đều có hại?


Ánh sáng xanh có mặt ở khắp nơi, chúng ta như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn trong nhà, ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác. Trong số ánh sáng mà bạn tiếp xúc đó có cả ánh sáng xanh có lợi và có hại. Vậy ánh sáng xanh là gì? Có phải tất cả ánh sáng xanh đều có hại? Hãy cùng Chiêm Tài tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Có phải tất cả ánh sáng xanh đều có hại?

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh (High energy visible) là một dải ánh sáng nằm trong khoảng ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy được hay còn gọi là ánh sáng trắng được tạo ra từ các màu cơ bản đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng xanh là ánh sáng có bước sóng nằm sát vùng tia tử ngoại và là một trong những sóng có bước sóng thấp và năng lượng cao nhất.

Ánh sáng xanh thường nằm trong khoảng từ 380-500nm. Đôi khi ánh sáng xanh bị phá vỡ thành ánh sáng tím (380-450nm) và ánh sáng xanh lam (450-500nm).

Nguồn ánh sáng tự nhiên duy nhất là con người có thể thích nghi được là ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời phát ra sẽ cung cấp năng lượng cho con người, kích thích não bộ phát triển và giúp hấp thu được các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên xung quanh chúng ta cũng có nhiều nguồn sáng nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn LED, màn hình TV đặc biệt là ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại và các thiết bị kỹ thuật số.  Những nguồn ánh sáng này phát ra chỉ bằng 1 phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời. Nhưng thời gian con người tiếp xúc với nguồn sáng này ngày càng nhiều làm tăng thêm sự lo ngại về tác động lâu dài của ánh sáng xanh đến sức khỏe đôi mắt.

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến mắt của bạn như thế nào?

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến mắt của bạn như thế nào?

Nhờ cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể mà mắt người có khả năng ngăn chặn hầu hết tất cả các ánh sáng tử ngoại (UV-Ultra Violet) nhưng lại hầu như không có khả năng ngăn chặn các bước sóng của ánh sáng xanh.

Ánh sáng xanh có bước sóng thấp và năng lượng cao nên khiến mắt chúng ta thường có các triệu chứng như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, khô mắt,...nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài. Thậm chí ánh sáng xanh còn có thể gây tổn thương trên lớp biểu mô sắc tố và các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, làm tăng kha năng dẫn đén thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý dẫn đến nguy cơ giảm và mất thị lực.

Những nghiên cứu gân đây chỉ ra rằng các tác hại của ánh sáng xanh gây ra có xu hướng tích lũy. Chính vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với nguồn sáng 20 phút rồi có thời gian nghỉ ngơi sẽ có lợi cho đôi mắt hơn rất nhiều so với việc bạn ngồi lâu trước các thiết bị điện tử. Bạn có thể áp dụng quy tắc 20:20:20, nghĩa là sau 20 phút hãy dành 20 giây để nhìn ra xa 20 feet (tầm 6) để mắt được nghỉ.

Bạn có nên "sợ" ánh sáng xanh?

Bạn có nên lo lắng về ánh sáng xanh?

Triệu chứng khó chịu khi nhìn vào màn hình rất có thể là hôi chứng mỏi mắt kỹ thuật số, bởi hầu hết chúng ra sẽ chớp mắt ít khi khi nhìn vào màn hình, gây nên tình trạng mỏi và khô mắt.

Việc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều vào đêm khuya từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cố gắng hẹn chế tiếp xúc với màn hình trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, nguồn ánh sáng xanh lớn nhất chính là mặt trời và các nguồn sáng xanh khác từ ánh sáng huỳnh quang, bóng đèn compact và ánh sáng LED. Việc tiếp xúc quá nhiều tia cực tím sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, tổn thương và ung thư. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc tiếp xúc không đủ ánh sáng mặt trời ở trẻ lại có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển thị lực, thậm chí không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời còn có thể làm tăng nguy cơ cận thị ở thanh thiếu niên và thanh niên.

Cấu trúc trước của mắt ở người trường thành rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV chiếu đến võng mạc, nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu. Thực tế thì dưới 1% bức xạ UV từ mặt trời đến võng mạc, ngay cả khi bạn không đeo kính râm.

Những lợi ích của ánh sáng xanh mà bạn không biết

Kính chống ánh sáng xanh trẻ em Xiaomi Turok Steinhardt HMJ03TS

Một số nghiên cứu cho rằng ánh sáng xanh có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, giúp tăng trí nhớ, chức năng nhận thức và nâng cao tâm trạng,...Chính vì vậy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng là điều cần thiết để có được sức khỏe tốt.

Ngoài ra, ánh sáng xanh cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học, sự thức giấc tự nhiên và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày sẽ giúp duy trì nhịp sinh học khỏa mạnh. Nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh vào đêm khuya có thể phá vỡ chu kỳ này, gây nên mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Những điều cần nhớ lưu ý về ánh sáng xanh?

Kính mát phân cực chống tia UV Xiaomi Mijia MSG07GL

Ánh sáng xanh có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hãy nhớ hạn chế thời gian làm việc liên tục với các thiết bị có màn hình điện tử, đặc biệt là vào ban đêm.

Nếu bạn gặp các triệu chứng như chảy nước mắt, khô rát mắt, nhìn mờ, mệt mỏi thì hãy thay đổi thói quen làm việc của mình. Hãy để mắt có thời gian nghỉ ngơi theo quy tắc 20:20:20.

Đeo kính khi sử dụng máy tính cũng có thể giúp bạn giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh từ máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác. Kính chuyên được sử dụng khi dùng máy tính có thể được quy định đặc biệt để tối ưu hóa tầm nhìn, cụ thể cho khoảng cách mà bạn xem các thiết bị của mình.

Mua kính chống ánh sáng xanh chính hãng ở đâu?

Kính mát phân cực chống tia UV Xiaomi Mijia MSG07GL

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin về những lợi ích của ánh sáng xanh và có thể điều chỉnh công việc của mình để giảm tình trạng mỏi mắt, đau mắt khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều mẫu mắt kính chống ánh sáng xanh, chống tia UV chính hãng, giá tốt tai website Chiêm Tài Mobile.

Share: