Nội dung bài viếtơ>
Có thể bạn chưa được nghe nhiều về công nghệ sạc GaN (Gallium Nitride) nhưng đây là một loại công nghệ đang dần trở nên phổ biến và có thể sẽ trở thành xu hướng sạc của tương lai, nhất là trên lĩnh vực smartphone.
Công nghệ sạc GaN là gì?
Trước hết chúng ta cần biết GaN hay còn gọi là Gallium Nitride là một hợp chất bán dẫn phổ biến nhất bên cạnh silicon, có mặt từ năm 1990. Tuy nhiên, GaN lại có nhiều ưu điểm như chịu nhiệt tốt, chịu điện năng cao và độ di động điện tử cao hơn gấp nhiều lần silicon.
Mặc dù GaN vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cho silicon nhưng GaN lại cho hiệu quả rất tốt trong việc xử lý thiết bị điện năng cao ở các linh kiện sạc nhanh điện thoại.
Và công nghệ sạc GaN là một loại công nghệ được ứng dụng GaN để thay thế các vật liệu silicon. Từ đó sẽ giúp thu nhỏ kích thước của các loại củ sạc nhanh GaN đồng thời tối ưu nhiệt lượng tỏa ra từ củ sạc, an toàn hơn cho các thiết bị và người dùng.
Ưu và nhược điểm của công nghệ sạc GaN
Ưu điểm công nghệ sạc GaN
Kích thước nhỏ gọn
Những thiết bị sạc được ứng dụng công nghệ sạc GaN sẽ rất phù hợp cho những chuyến công tác xa, du lịch cần tối ưu kích thước. Bởi GaN là loại vật liệu mang đến tốc độ truyền dẫn và xử lý nhanh hơn silicon sẽ giúp cho không gian bên trong bộ sạc được tiết kiệm tối ưu, dẫn đến trọng lượng sạc sẽ nhẹ hơn và có kích cỡ nhỏ hơn.
Sạc nhanh hơn
Bộ sạc GaN dẫn điện tốt hơn, dòng điện sẽ hướng về thiết bị sạc nhanh hơn từ đó giúp người dùng không chỉ tiết kiệm được không ít điện năng sạc mà còn giúp tiết kiệm thời gian sạc hiệu quả.
Cải thiện tần số chuyển mạch
Bộ sạc nhanh công nghệ GaN có tần số chuyển đổi cao hơn, hỗ trợ truyền tải điện không dây nhanh hơn đồng thời cũng tạo ra khoảng trống lớn hơn giữa thiết bị và bộ sạc.
Tiết kiệm chi phí
Mặc dù GaN có giá thành cao hơn silicon nhưng chúng lại có hiệu quả cao hơn, ít phụ thuộc hơn vào các vật liệu như bộ lọc, các thành phần mạch. Nên chi phí sản xuất sẽ được tối ưu, giá thành sản phẩm đến tay người dùng cũng được giảm đáng kể.
Nhược điểm công nghệ sạc GaN
Mặc dù đã được tối ưu chi phí sản xuất tuy nhiên giá thành của bộ sạc GaN còn cao so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, phân khúc sản phẩm sạc có hiệu suất cao từ 90-100W nên chưa được đa dạng. Hơn nữa, củ sạc GaN chưa thể đạt được tiềm năng tốt nhất do công suất các thiết bị điện tử còn thấp và chip quản lý chưa thể áp dụng.
Công nghệ sạc GaN có tốt không? Có nên sử dụng bộ sạc GaN?
Tuy mang nhiều ưu điểm nhưng công nghệ sạc này vẫn còn chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trên các sản phẩm công nghệ bởi giá thành còn khá cao. Nhưng với những cải tiến về quy trình sản xuất giúp giảm giá thành thì có thể trong lương lai gần, loại sạc GaN cho iPhone này sẽ trở thành xu hướng phổ biến và là công nghệ quan trong được áp dụng trên hầu hết các phụ kiện đi kèm của các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,...
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một bộ sạc với yêu cầu cao về kích thước nhỏ gọn, tối giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện thì bộ sạc GaN là lựa chọn tốt nhất.
Tham khảo: thegioididong