Nội dung bài viếtơ>
Căn bếp gia đình bạn đang sử dụng bếp từ và thường xuyên gặp phải một trong các lỗi như lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6,...và một số lỗi bếp từ khác như bếp từ không nóng, bếp từ không nhận nồi, lỗi bếp từ chạy ngắt liên tục. Ở bài viết dưới đây, Chiêm Tài Mobile sẽ giải đáp những lỗi thường gặp trên bếp từ và cách xử lý lỗi ngay tại nhà, cùng tham khảo ngay nhé!
Lỗi E0
Nguyên nhân của lỗi E0 là khi bạn bật bếp điện từ nhưng lại không có nồi trên vùng nấu hoặc nồi nấu không tương thích với bếp từ, kích thước nồi chảo quá to hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vùng nấu.
Trường hợp mắc lỗi E0, bạn hãy kiểm tra và đặt nồi phù hợp lên bếp từ, nếu đã thử thay thế bằng nồi nấu phù hợp nhưng bếp vẫn gặp lỗi thì hãy tắt nguồn điện của bếp trong 30 giây sau đó thử bật lại.
Lỗi E1
Lỗi E1 thường phát sinh khi bếp hoạt động ở công suất cao trong thời gian dài, gây quá tải cho quạt làm mát. Hệ thống cảm biến trên bếp từ sẽ tự động ngắt hoạt động giúp tránh nguy hiểm và bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc do quá tải và quá nhiệt.
Để khắc phục lỗi E1, bạn hãy tắt bếp, kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng hiệu điện thế ổn định thì hãy bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn cũng có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ. Nếu vẫn còn xảy ra lỗi E1, bạn hãy tắt bếp và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.
Lỗi E2
Lỗi E2 sẽ hiển thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp từ. Vì bạn để nồi không trên bếp quá lâu, nồi nấu không bắt từ, đường kính nồi quá nhỏ so với vùng nấu.
Bạn hãy kiểm tra dụng cụ nấu ăn, không nên để nồi trống lên vùng nấu khi bếp đang hoạt động. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, bạn hãy nhấc nồi ra khỏi bếp, để nguội, sau đó đặt nồi lên bếp và tiếp tục nấu nướng. Nếu bếp vẫn báo lỗi E2, bạn hãy kiểm tra nguồn điện, nếu cao hơn 220V thì bạn nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định.
Lỗi E3
Nguyên nhân của lỗi E3 là do nhiệt độ bếp từ quá cao, lỗ thông gió bếp bị bịt kín, quạt tản nhiệt ngưng hoạt động hoặc bị hỏng.
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tắt bếp từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín hay không, nếu có thì hãy lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt. Sau đó, kiểm tra quạt có hoạt động không, nếu bị hỏng hay trục trặc thì hãy liên hệ với trung tâm bảo hành.
Lỗi E4
Lỗi này thường liên quan đến các vấn đề về cảm biến nhiệt độ trên bếp từ như nhiệt độ bếp quá nóng hoặc vượt ngưỡng an toàn.
Lúc này, bạn cần giảm nhiệt và tắt bếp. Nếu do dụng cụ nấu quá nóng hãy chờ 10 phút để nồi và bếp nguội, sau đó bạn mới có thể tiến hành nấu tiếp.
Lỗi E5
Nguyên nhân có thể là do đun nấu các dụng cụ trên bếp từ liên tục trong thời gian dài với công suất cao, khiến cho bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải. Hoặc có thể là do bếp từ sinh ra điện áp tự cảm trên mâm nhiệt quá lớn hoặc không chịu được điện tải tối đa của IGBT quá cao. Bếp từ đã sử dụng quá lâu, có tuổi thọ cao, linh kiện bị hao mòn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Trong những trường hợp này, bạn nên để dụng cụ nấu ra khỏi bếp, ngắt nguồn điện và để bếp nguội trong khoảng từ 10-15 phút.
Lỗi E6
Nguyên nhân có thể là do quạt tản nhiệt trên bếp từ gặp vấn đề dễ dẫn đến việc không làm mát được mạch và linh kiện điện tử bên trong.
Nếu gặp phải lỗi này bạn hãy tắt bếp và lấy các dụng cụ nấu ra khỏi bếp, kiểm tra quạt tản nhiệt bếp xem nó có hoạt động bình thường hay không, kiểm tra lỗ thoát khí và thông hơi xung quanh bếp đảm bảo rằng chúng không bị bít tắc. Đảm bảo môi trường xung quanh bếp hoàn toàn thông thoáng. Và hãy để bếp nghỉ 10-15 phút cho bếp nguội và bạn có thể bật và sử dụng lại bình thường.
Bếp từ không nhận nồi
Nguyên nhân là do chất liệu nồi không tương thích với bếp từ như nồi nhôm, thủy tinh, đất,...Hay bạn đặt nồi, chảo không đúng vị trí trên vùng nấu, bếp sẽ cảnh bảo lỗi và không hoạt động. Đáy nồi không bằng phẳng, bị cong hoặc bị vênh. Lỗi do công suất hoạt động của bếp không phù hợp với nguồn điện và hiệu điện thế. Bếp bị hỏng cảm biến IC, vùng nấu sẽ không thể nhận diện nồi nấu và hoạt động bình thường.
Bạn hãy kiểm tra lại loại nồi phù hợp với bếp từ như chất liệu inox cao cấp 430, men sắt, thép không gỉ,...Hãy đảm bảo rằng nồi được đặt đúng vị trí trên bếp, đáy nồi bằng phẳng. Lựa chọn bếp phù hợp với hiệu điện thế được sử dụng tại Việt Nam. Thay thế cảm biến IC.
Bếp từ không nóng
Nguyên nhân là do nguồn điện không ổn định, điện áp quá thấp sẽ làm cho bếp từ không có đủ năng lượng sinh nhiệt, làm nóng nồi, chảo. Tụ điện lọc nguôn 5uF hoạt động kém, làm khả năng điện dung giả, năng lượng điện thấp. Sò công suất IGBT chết, cầu chì sẽ bị cháy hoặc aptomat bị nhảy từ đó bếp từ không thể hoạt động hiệu quả. Hay dụng cụ nấu không tương thích với bếp từ.
Bạn hãy kiểm tra hiệu suất nguồn điện, hãy thay thế nguồn điện đủ lớn để bếp từ có thể hoạt động bình thường và hiệu quả. Thay thế tụ điện lọc nguồn 5uF, thay thế IGBT, sử dụng dụng cụ nấu tương thích với bếp từ.
Bếp từ có âm thanh cảnh báo
Nguyên nhân có thể là do khi không có nồi trên bếp hoặc nhiệt độ đang quá cao, lỗi mạch điều khiển hoặc sự cố hệ thống.
Bạn hãy kiểm tra các dụng cụ trên bếp, nhiệt độ bếp và điều chỉnh lại các dụng cụ, nhiệt độ sao cho phù hợp với thông số kỹ thuật của bếp từ.
Hy vọng với những lỗi thường gặp của bếp từ mà Chiêm Tài tổng hợp phía trên đã giúp bạn có thể bỏ túi thêm một vài kiến thức để sử dụng bếp từ an toan và hiệu quả. Mời bạn tham khảo một số mẫu bếp điện từ chính hãng, giá tốt tại website Chiêm Tài Mobile.