20/09/2021    Tin công nghệ, Thủ thuật

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 CHI TIẾT


Với tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, việc trang bị một chiếc máy hỗ trợ đo nồng độ oxy trong máu cũng như nhịp tim cho bản thân và những người thân trong gia đình là điều hết sức cần thiết để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn. Nhằm hiểu rõ về cách thức hoạt động cũng như hướng dẫn sử dụng của máy đo nồng độ oxy trong máu, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số SPO2 là gì ?

SPO2 là chỉ số có ý nghĩa về mức độ bão hòa oxy trong máu. Chỉ số SPO2 là một dấu hiệu sinh tồn ngoài các dấu hiệu khác như huyết áp, mạch đập, nhịp thở. Theo dõi chỉ số SPO2 đều đặn để bảo vệ sức khỏe và tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra khi cơ thể bị thiếu oxy trong máu.

Thực chất, máy đo nồng độ oxy và nhịp tim đã được các bệnh nhân tim mạch, huyết áp, hen suyễn tin tưởng và sử dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên đến nay, khi các ca nhiễm có thể tự điều trị tại nhà cũng như nhu cầu tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe của bản thân và gia đình tăng cao, thì mối quan tâm và mong muốn tự trang bị cho mình máy đo mới được chú ý hơn.

Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 có tác dụng gì?

Thông qua máy, bạn sẽ đo được chỉ số SPO2 hay còn được gọi là độ bão hoà oxy trong máu (tỷ lệ hemoglobin có oxy / tổng số hemoglobin trong máu). Dựa vào thông số này, chúng ta sẽ đánh giá được người được đo có đang ở trạng thái tốt hay cần thở thêm oxy không. Để từ đó yêu cầu can thiệp y tế kịp thời và nhanh chóng hơn nếu tình trạng nguy hiểm xảy ra.

Thang đo SPO2 tiêu chuẩn như sau:

  • Từ 97 – 99%: chỉ số oxy trong máu tốt
  • Từ 94 – 96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • Từ 90 – 93%: chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến bác sĩ hỗ trợ.
  • Dưới 92% (không thở oxy) hoặc dưới 95% (có thở oxy): dấu hiệu bệnh nhân đang suy hô hấp rất nặng.
  • Dưới 90%: biểu hiện của 1 ca cấp cứu lâm sàng.

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số này sẽ ở mức tương tự người lớn, thấp hơn 3-5%

Cách đo nồng độ oxy trong máu SPO2

  • Bước 1: Mở kẹp, đặt ngón trỏ vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý: không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

  • Bước 2: Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây, nên để 1 phút để có kết quả chính xác nhất.
  • Bước 3: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau đó máy sẽ tự động tắt trong vài phút.

Nên đo ít nhất 3 lần để có được độ chính xác cao

Triêu chứng khi SPO2 giảm

  • Tim đập nhanh, tim đập chậm.
  • Hay quên, trí nhớ bị suy giảm.
  • Ho, khó thở, thở khò khè.
  • Thay đổi sắc tố da.

Độ chính xác của máy đo SPO2 bị ảnh hưởng bời yếu tố gì ?

  • Độ sai lệch của máy đo SPO2, thường dao động khoảng 2%.
  • Người đo cử động trong quá trình đo.
  • Bị nhiễu từ ánh sáng phòng khi đo.
  • Bị co mạch hoặc nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp
  • Nồng độ Hemoglobin trong máu không ổn định.
  • Màu sắc của móng tay, móng chân.

Thực chất, máy đo nồng độ oxy và nhịp tim đã được các bệnh nhân tim mạch, huyết áp, hen suyễn tin tưởng và sử dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên đến nay, khi các ca nhiễm có thể tự điều trị tại nhà cũng như nhu cầu tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe của bản thân và gia đình tăng cao, thì mối quan tâm và mong muốn tự trang bị cho mình máy đo mới được chú ý hơn. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trang bị được một số kĩ năng để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!
Nguồn tham khảo: CellphoneS

Share: