Nội dung bài viếtơ>
- Internet là gì?
- Quá trình hình thành và phát triển của mạng Internet
- Cách thức hoạt động của Internet như thế nào
- Lợi ích và vai trò của mạng Internet
- Ảnh hưởng tiêu cực của Internet
- Điểm khác biệt giữa Internet và WiFi
- Lưu ý để sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả
- Sử dụng công cụ quản lý mật khẩu
- Luôn sử dụng phần mềm và hệ điều hành phiên bản mới nhất và có bản quyền
- Thường xuyên kiểm tra bảo mật
- Kiểm tra lại cài đặt chia sẻ thông tin
- Bảo vệ tài khoản bằng passkey
- Định kỳ kiểm tra bảo mật
- Bỏ qua các liên kết đáng ngờ
- Tỉnh táo trước hành vi lừa đảo trên mạng
- Xem xét lại sự thật
- Sử dụng phần mềm diệt vi rút máy tính
- Sử dụng Internet một cách có kế hoạch
- Tránh sử dụng WiFi công cộng
- Kết
Bạn đang muốn tìm hiểu Internet là gì? Internet ra đời năm nào và nó đã phát triển ra sao? Internet hoạt động như thế nào? Internet có những lợi ích gì làm bạn phải thấy bất ngờ? Hãy tìm hiểu ngay chi tiết qua bài viết dưới đây của Chiêm Tài Mobile nhé!
Internet là gì?
Internet theo định nghĩa của Wikipedia là “Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau… Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu, được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang.”
Internet là viết tắt của từ gì?
Internet là một từ viết tắt được ghép từ 2 từ: Inter- (nghĩa là “liên”/”xuyên”) + network (nghĩa là “mạng”). Đây là định nghĩa do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra đầu tiên vào thời điểm Internet ra đời.
Quá trình hình thành và phát triển của mạng Internet
Internet được bắt nguồn từ nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm mục đích chia sẻ thời gian của máy tính vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Trong khi đó, công nghệ chuyển mạch gói, một công nghệ cơ bản của Internet, đã được phát triển bởi hai nhà nghiên cứu độc lập với nhau là Paul Baran và Donald Davies. Công nghệ này đã được tích hợp vào trong hệ thống mạng ARPANET vào năm 1967 (ARPANET chính là tiền thân của mạng Internet).
Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, các công nghệ chuyển mạch gói khác được phát triển như mạng NPL, mạng Merit và Cyclades.
Thời điểm đánh dấu sự kết nối tạo thành liên kết đầu tiên của ARPANET để bắt đầu hình thành Internet là vào ngày 29/10/1969. Nó bắt đầu bằng việc kết nối mạng ARPANET của 2 cơ quan bao gồm Trung tâm đo lường mạng của Đại học California, LA, và Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Henry Samueli.
Sau đó cho đến cuối năm 1971 đã có thêm 2 cơ quan nữa tham gia vào mạng ARPANET này.
Tại thời điểm đó đã có tới 15 trang web kết nối với mạng ARPANET non trẻ, báo hiệu một sự phát triển vượt bậc trong tương lai của mô hình chia sẻ thông tin này.
Để có một cái nhìn rõ ràng hơn, chúng ta sẽ cùng điểm lại tất cả các mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của Internet theo dòng thời gian dưới đây:
Mốc thời gian |
Sự kiện đánh dấu |
---|---|
Năm 1960 |
Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cấp vốn dự án nghiên cứu việc chia sẻ thời gian trên máy tính. Một trong những công nghệ Internet cơ bản là công nghệ chuyển mạch gói bắt đầu được nghiên cứu bởi Paul Baran. |
Năm 1965 |
Độc lập với Paul Baran, công nghệ chuyển mạch gói cũng được Donald Davies nghiên cứu. |
Năm 1967 |
Thiết kế đề xuất cho hệ thống ARPANET đã được tích hợp công nghệ chuyển mạch gói. |
29/10/1969 |
2 mạng ARPANET đầu tiên của 2 cơ quan được kết nối với nhau bao gồm: Trung tâm đo lường mạng của Đại học California, LA, và Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Henry Samueli, tạo thành liên kết đầu tiên của mạng WAN (Wide Area Network). |
Cuối thập niên 60 - đầu những năm 70 |
Các công nghệ chuyển mạch gói khác được phát triển như mạng NPL, mạng Merit và Cyclades. |
Từ 1969 - 1971 |
Thêm 2 cơ quan nữa được kết nối vào mạng WAN, đó là Trung tâm toán học tương tác Culler-Fried và Khoa Đồ họa của Đại học Utah.
Lúc này, các máy đã được kết nối một cách định tuyến với nhau và ngay cả khi một phần mạng bị phá hủy thì các máy tính đã có khả năng tự xác lập lại đường truyền tín hiệu mới. |
Cuối năm 1971 |
Đã có 15 trang web kết nối vào WAN. Đánh dấu tiềm năng phát triển vượt bậc và tính ứng dụng cao của hệ thống này. |
Năm 1972 |
Trong một hội nghị truyền thông máy tính quốc tế, Bob Kahn đã liên kết 40 máy tính trong 1 mạng ARPANET bằng cách sử dụng các bộ xử lý giao tiếp đầu cuối (Terminal Interface Processor-TIP).
Phương thức liên lạc bằng Email được Ray Tomlinson phát minh ra.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon), nhóm Internet Working Group (INWG) do Vinton Cerf làm chủ tịch được thành lập. Ray Tomlinson phát minh ra Email để gửi thông điệp trên mạng. |
Năm 1973 |
Cơ quan Mảng địa chấn Na Uy (NORSAR) và một số trường đại học của Anh đã kết nối với nhau qua một trạm vệ tinh ở Tanum của Thụy Điển. Đây là bước đánh dấu sự kết nối quốc tế đầu tiên của các mạng ARPANET.
Trong năm này, Ethernet đã được phác họa ý tưởng bởi Bob Metcalfe ở đại học Harvard. |
Tháng 9/1973 |
Vinton Cerf và Bob Kahn đề xuất những thứ cơ bản của internet. Quan trọng nhất trong đó là giao thức TCP/IP |
Năm 1974 |
Vint Cerf và Bob Kahn trong khi viết tắt cho mạng nội bộ RFC 675 và các RFC đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Internet.
Mạng dữ liệu công cộng X.25 đã được chú ý để phát triển bởi các nhà cung cấp PTT thương mại.
Giao thức ứng dụng Telnet đã được xây dựng bởi BBN cho phép có thể sử dụng máy tính từ xa. |
Năm 1976 |
Dịch vụ truyền tệp cho mạng FTP đã được phát minh bởi Phòng thí nghiệm của hãng AT&T |
Năm 1978 |
Mạng USENET đã được thiết lập dành cho những người sử dụng Unix bởi 2 nhà sáng lập Tom Truscott và Steve Bellovin, mạng này trở thành một trong những mạng tiên phong và có nhiều người sử dụng nhất. |
Năm 1979 |
Ban kiểm soát cấu hình Internet đã được thành lập bởi ARPA. |
Năm 1980 |
Quyền truy cập mạng ARPANET được mở rộng và được sát nhập nhiều mạng từ khắp nơi trên thế giới, tất cả mọi người đều có quyền tham gia phát triển các công nghệ mạng mới.
ARPANET cho Mạng khoa học máy tính CSNET được Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) đứng ra tài trợ. Các phần mở rộng thương mại khác được tư nhân tài trợ. |
Năm 1981 |
Chính thức cho ra đời mạng CSNET (Computer Science NETwork). Mạng này cung cấp dịch vụ truy cập mạng cho các nhà khoa học ở các trường đại học thay vì phải truy cập vào ARPANET. |
Năm 1982 |
Giao thức TCP/IP đã được DAC và ARPA sử dụng cho mạng ARPANET. Sau đó giao thức này đã được chọn làm giao thức chuẩn. |
Năm 1983 |
Mạng ARPANET được tách ra thành 2 mạng ARPANET và MILNET. MILNET được sử dụng làm mạng dữ liệu quốc phòng của Hoa Kỳ, còn ARPANET trở thành mạng dân sự.
Hội đồng kiến trúc Internet ra đời (Tên gốc là Hội đồng các hoạt động Internet). |
Năm 1985 |
Ted Nelson đưa ra ý tưởng về ngôn ngữ siêu văn bản. |
Năm 1986 |
NSFNET (Mạng lưới Quỹ Khoa học Quốc gia) được thành lập bởi Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) để kết nối các trung tâm máy tính lớn về khoa học về giáo dục với nhau.
5 Trung tâm máy tính lớn đã được kết nối với mạng NSFNET. Quyền truy cập các trang web siêu máy tính lớn ở Hoa Kỳ được cung cấp cho các nhà nghiên cứu.
NSFNET và ARPANET cùng tồn tại, có kết nối với nhau qua giao thức TCP/IP.
Có sự bùng nổ kế nối ở các trường đại học lớn. |
Năm 1988 |
Ở Châu u, Úc, New Zealand và Nhật Bản, NSFNet đã đặt dấu mốc hình thành các tổ chức nghiên cứu và học thuật có liên kết mạnh mẽ với nhau.
UUCP là một giao thức mạng đã tiếp cận toàn cầu trước năm này. Nhưng đây chính là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của Internet với tư cách một mạng lưới toàn cầu. |
Năm 1989 |
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet thương mại (ISP) xuất hiện tại Hoa Kỳ và Úc. MCI Mail và Compuserve đã thiết lập các kết nối với Internet, cung cấp email và các sản phẩm truy cập công cộng tới nửa triệu người dùng Internet.
Ở Mỹ và Úc đã xuất hiệc các nhà cung cấp dịch vụ Internet thương mại (ISP). 2 nhà cung cấp MCI Mail và Compuserve đã kết nối với Internet, cung cấp dịch vụ email và các sản phẩm giúp truy cập Internet tới nửa triệu người dùng. |
Năm 1990 |
Một mạng Internet thay thế cho mục đích thương mại được đề xuất là PSInet, trở thành một phần của cốt lõi Internet thương mại sau này. Liên kết T1 (1,5 Mbit/s) tốc độ cao đầu tiên giữa NSFNET và châu Âu đã được thiết lập giữa Đại học Cornell và CERN, cho thấy khả năng liên lạc vượt trội so với đường truyền vệ tinh. Dự án ARPANET chính thức ngừng hoạt động, nhưng hệ thống do NSF và ARPANET đã tạo ra đã được sử dụng trong dân dụng, trở thành tiền thân của Internet hiện nay. Một số công ty lớn bắt đầu triển khai kinh doanh trực tuyến. Người dùng Internet trong thời gian này chủ yếu là các nhà nghiên cứu, dịch vụ được dùng nhiều nhất là email và FTP. Internet đã trở thành phương tiện đại chúng, với lưu lượng truy cập công cộng tăng 100% mỗi năm và số lượng người dùng tăng từ 20 – 50% hàng năm. Sau hai năm vận động hành lang ban quản lý CERN, trình duyệt web đầu tiên - WorldWideWeb - được bắt đầu phát triển bởi Tim Berners-Lee. Tất cả các công cụ cần thiết để một web có thể hoạt động đã được Tim xây dựng. Các công cụ đó bao gồm: giao thức HTTP 0.9, ngôn ngữ siêu văn bản HTML, trình duyệt web đầu tiên (trình duyệt web đầu tiên cũng đồng thời có khả năng soạn thảo văn bản html và có thể truy cập được các nhóm tin Usenet và các tệp FTP), phần mềm quản lý máy chủ HTTP đầu tiên có tên “CERN httpd”, máy chủ lưu trữ web đầu tiên, và xây dựng những trang web đầu tiên trong đó mô tả trực tiếp thông tin về chính dự án phát triển WorldWideWeb. |
Năm 1991 |
Tim Berners Lee chính thức công bố WorldWideWeb (WWW). Đây chính là phát minh tạo ra cuộc cách mạng trên internet, một kỷ nguyên mới về ngôn ngữ siêu văn bản được hình thành. Nhờ thành tựu này, con người đã có thể trao đổi và truy cập thông tin đơn giản hơn, nhanh hơn bao giờ hết.
PSInet có thể giao tiếp với các mạng thương mại khác CERFnet và Alternet nhờ vào sự thành lập của Commercial Internet Exchange.
NSFnet backbone đạt tốc độ 44736 Mbps sau khi nâng cấp, nó có khả năng gửi đi 1 tỷ tỷ byte/tháng và 10 tỷ gói tin/tháng. |
Năm 1993 |
Ước tính chỉ 1% thông tin truyền qua viễn thông 2 chiều được Internet mang theo. Con số này tăng theo thời gian, đến 2007 hơn 97% thông tin đã được truyền qua Internet. |
Năm 1994 |
Đề xuất của NIST là thống nhất việc sử dụng giao thức TCP/IP. Giao thức được sử dụng nhiều thứ hai, sau FTP, là WWW. Sau đó, WWW từng bước trở thành dịch vụ truyền thông tin lớn nhất, với số lượng gói tin và byte truyền ngày một nhiều hơn. Các hệ thống quay số trực tuyến truyền thống như CompuServe, AmericanOnline, và Prodigy bắt đầu kết nối với Internet. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên Internet lần đầu tiên được cung cấp cho tất cả các thành viên bởi Liên minh tín dụng liên bang Stanford. Phiên bản beta của trình duyệt Navigator 1.0 đã được tập đoàn truyền thông Netscape phát hành. Phiên bản này vẫn còn cồng kềnh và chạy rất chậm.
|
Năm 1995 |
- Internet đã được thương mại hóa hoàn toàn ở Mỹ. Sự liên kết của các mạng thương mại và doanh nghiệp đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi sang Internet hiện đại và sự tăng trưởng diễn ra theo cấp số nhân. Internet tiếp tục phát triển và trở thành mạng lớn nhất thế giới, được ưa chuộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
NSFNET đã được chuyển sang chỉ tập trung vào nghiên cứu.
Việc thương mại hóa hoàn toàn Internet đã xảy ra ở Mỹ. Sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi sang Internet hiện đại được đánh dấu bằng sự tích hợp của các mạng thương mại và các doanh nghiệp, sự tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ theo cấp số nhân.
Internet tiếp tục mở rộng và trở thành mạng lưới lớn nhất thế giới, phổ biến trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, mở ra kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. |
Năm 1996 |
|
Năm 1997 |
Trình duyệt phiên bản 4.0 của riêng các hãng Netscape và Microsoft đã được họ cho ra đời.
Một tiểu ban đã được thành lập để thương lượng hợp nhất các chuẩn internet và ban hành chuẩn chính thức IEEE 802.11.
|
Năm 1999 |
- Chuẩn không dây chung 802.11b được ban hành. - Nokia, 3Com, Intersil, Symbol, Aironet và Lucent kết hợp với nhau ra đời liên minh tương thích ethernet không dây VECA. Sau đó một thời gian, thuật ngữ wifi chính thức ra đời và trở thành tên gọi thống nhất của công nghệ kết nối cục bộ không dây được chuẩn hóa.
Ban hành chuẩn không dây chung 802.11b.
Liên minh tương thích ethernet không dây VECA được hình thành bởi Nokia, 3Com, Intersil, Symbol, Aironet và Lucent. Một thời gian sau đó, thuật ngữ Wi-Fi chính thức được giới thiệu và công nghệ kết nối không dây cục bộ được chuẩn hóa chính thức lấy Wi-Fi làm tên gọi thống nhất. |
Năm 2000 |
Ban hành chuẩn không dây chung 802.11a.
Ước tính rằng 51% thông tin đã được truyền qua viễn thông hai chiều trên Internet. |
Tháng 11/2006 |
Danh sách Bảy kỳ quan mới của tạp chí USA Today gọi tên Internet. |
Năm 2007 |
Theo ước tính, 97% thông tin đã được truyền qua Internet. |
Ngày 31/3/2011 |
Ước tính 2,095 tỷ người dùng sử dụng Internet (chiếm xấp xỉ 30.2% dân số thế giới). |
Năm 2016 |
Số thuê bao di động đã tăng lên 4.8 tỷ người, chiếm ⅔ dân số thế giới vào thời điểm đó. |
Cuối 2017 |
Ước tính có 48% người dùng thường xuyên kết nối với Internet. |
Năm 2018 |
Sóng mạng 4G đã được phủ sóng tới 80% dân số thế giới. |
Cách thức hoạt động của Internet như thế nào
Cách thức hoạt động của Internet là kết nối các điểm trong hệ thống mạng với nhau thông qua một giao thức chuẩn giữa các thiết bị. Dữ liệu được đóng gói thành các gói tin, các gói tin được mã hóa để tăng cường bảo mật và gửi đi. Có thể nói rằng cách hoạt động của internet giống như cách hoạt động của một mạng LAN quy mô toàn thế giới.
Để hoạt động được đúng cách và mượt mà, hạ tầng internet phải bao gồm đầy đủ các thiết bị (phần cứng) cần thiết, kèm theo đó là rất nhiều phần mềm khác nhau có vai trò đọc hiểu thông tin đi và đến liên tục trong hệ thống.
Các thiết bị phần cứng của internet bao gồm: hệ thống truyền dẫn, modem, các thiết bị, bộ định tuyến. Hệ thống truyền dẫn bao gồm: cáp quang, cáp đồng, cáp truyền hình, sóng WiFi, 3G/4G/5G, trong đó các hệ thống kết nối không dây hoạt động được là nhờ sự bao phủ rộng khắp toàn cầu của cáp có dây giúp tín hiệu được truyền đi mọi nơi một cách ổn định.
Các giao thức quyết định việc giao tiếp giữa các thiết bị trong hệ thống mạng internet bao gồm:
- Giao thức IP: (Internet - Protocol) quy định việc gán cho các thiết bị 1 địa chỉ IP duy nhất.
- Giao thức TCP: (Transmission Control Protocol) điều khiển việc truyền tải dữ liệu theo đúng thứ tự và chính xác.
- Giao thức UDP: (User Datagram Protocol) không tin cậy nhưng nhanh hơn TCP, được ứng dụng trong truyền tải trực tiếp (live stream)
- Giao thức HTTP/HTTPS: (HyperText Transfer Protocol/ HyperText Transfer Protocol Secure), dùng để truyền tải các web giữa máy khách và máy chủ, Https là phiên bản bảo mật của Http
- Giao thức FTP: (File Transfer Protocol) giúp truyền tải các tập tin giữa các thiết bị trên mạng Internet.
- Giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): dùng trong việc gửi và nhận email.
- Giao thức IMAP/POP3: dùng để truy xuất email từ máy chủ.
- Giao thức DNS (Domain Name System): được sử dụng để dịch tên miền thành địa chỉ IP để các thiết bị có thể hiểu được.
→ Những giao thức này kết hợp với nhau để dữ liệu có thể truyền tải được trên internet một cách an toàn và hiệu quả.
Khi bạn gõ địa chỉ một website trên trình duyệt máy tính và ấn enter, một tín hiệu yêu cầu truy cập được mã hóa sẽ được gửi đến máy chủ lưu trữ web qua hệ thống truyền dẫn. Máy chủ sẽ đọc tín hiệu được gửi đến và đáp ứng yêu cầu của bạn bằng cách gửi thông tin được lưu trữ trên máy chủ đến máy tính của bạn. Trên trình duyệt máy tính, thông tin sẽ được giải mã thành văn bản và hình ảnh, nhờ đó bạn sẽ đọc hiểu được dữ liệu đó.
Lợi ích và vai trò của mạng Internet
Internet ra đời được mệnh danh là cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm, giúp con người có những bước tiến vĩ đại trong việc chia sẻ thông tin, giúp cho kiến thức của nhân loại được tiếp cận với nhiều người hơn. Từ đó khả năng học tập và tiềm năng của con người được khai phá và phát triển nhanh hơn bao giờ hết.
Cùng Chiêm Tài Mobile điểm qua những lợi ích to lớn nhất mà Internet mang lại qua những đầu dòng dưới đây.
Tạo ra một mạng lưới thông tin khổng lổ
Internet, như đã nói ở trên, đã tạo ra một mạng lưới, một nguồn thông tin khổng lồ có thể được tiếp cận bởi tất cả mọi người trên thế giới một cách miễn phí. Hầu như tất cả mọi nguồn thông tin từ cổ đại đến hiện đại đều đã được mã hóa và đưa lên mạng Internet, chỉ trừ những thông tin mang tính bảo mật như quân sự
Là một thư viện khổng lồ với vô vàn nguồn kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng nhờ thuật toán sắp xếp một cách khoa học, người dùng có thể dễ dàng truy xuất được thông tin mình cần một cách nhanh chóng.
Làm cho việc liên lạc trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết
Nhờ có internet, việc liên lạc giữa mọi người trên thế giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể liên lạc với nhau, nhìn thấy nhau gần như ngay lập tức qua các công cụ gọi video kết nối với Internet.
Các cách thức liên lạc qua internet cũng được phát triển vô cùng đa dạng. Thay vì trước đây chỉ có gửi thư tay, gọi điện thoại, thì nhờ có internet, các phương thức liên lạc mới đã được phát triển như: email, tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại qua internet, cuộc gọi video, gần đây nhất là sự phát triển nở rộ của các công cụ họp trực tuyến (tele-meeting).
Kết nối mọi người trên khắp thế giới
Cũng qua Internet, giờ đây vòng kết nối bạn bè của mỗi người không còn bó hẹp trong phạm vi khu vực, đất nước mình sinh sống, mà còn mở rộng ra quốc tế. Một người ở một vùng quê hẻo lánh ở Việt Nam cũng có thể gặp gỡ và kết bạn với một người ở Mỹ, châu Âu, hay châu Đại Dương, nếu có kết nối Internet toàn cầu.
Tất cả mọi người có thể cùng nhau thảo luận về một chủ đề trên một diễn đàn chung, cùng tranh luận về một bài viết trên mạng xã hội, hoặc chia sẻ quan điểm cá nhân với tất cả mọi người trên thế giới.
Tạo điều kiện cho mua sắm online
Từ khi Internet ra đời, một ngành kinh doanh mới cũng phát triển, đó là kinh doanh online. Người dùng internet chỉ tốn một vài phút để có thể lướt qua một loạt sản phẩm ở rất nhiều các cửa hàng khác nhau chỉ cần có một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet, từ đó dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý. Các công cụ phục vụ cho việc mua sắm và thanh toán online cũng ngày một phát triển như các sàn thương mại điện tử, cổng thanh toán, v.v.
Các doanh nghiệp cũng từ đó mà phát sinh ra một ngành mới, marketing online, để giúp nắm bắt được hành vi mua sắm mới của khách hàng trên không gian mạng.
Tạo ra ngành nghề mới - MMO (Make Money Online)
Sự phát triển của Internet giống như tạo ra một không gian mới, trong đó tất cả người dùng có thể làm việc, vui chơi, giải trí, kết nối. Những hoạt động của con người trên Internet kéo theo rất nhiều nhu cầu phát sinh, từ đó tạo ra một ngành nghề mới, đó là kiếm tiền trực tuyến (Make Money Online).
Những sản phẩm của MMO phổ biến có thể kể đến như: Tiếp thị liên kết, Dropshipping, Bán hàng trực tuyến, viết blog, làm video trên Youtube, bán khóa học trực tuyến, bán phần mềm, kiếm tiền trên TikTok, v.v.
Học trực tuyến
Nguồn kiến thức trên internet rất nhiều và sâu nếu bạn biết cách khai thác. Ngoài ra thì nhờ internet mà không ít khóa học về mọi lĩnh vực được phát hành. Nhờ đó người dùng có thể học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua máy tính hoặc điện thoại kết nối với Internet.
Khiến cuộc sống thuận tiện hơn
Cuộc sống có internet khiến cho rất nhiều công việc được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn trước đây bạn sẽ phải đến đại lý để mua vé máy bay, tàu hỏa, thì bây giờ bạn hoàn toàn có thể làm điều đó online chỉ với một chiếc điện thoại.
Ảnh hưởng tiêu cực của Internet
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời và đầy tính cách mạng của Internet, thế nhưng bên cạnh đó Internet cũng có những ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của con người.
Giảm sự tương tác trực tiếp giữa người với người
Việc dễ dàng trò chuyện và bày tỏ quan điểm trên Internet khiến cho con người ngày càng ngại tìm đến nhau để nói chuyện một cách trực tiếp. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó làm giảm sự tương tác thực tế giữa con người với nhau, giao tiếp thực tế chính là nền tảng tạo nên xã hội loài người, nhưng dường như nó đang bị Internet làm cho suy thoái.
Các bệnh tâm thần liên quan đến Internet
Do những thuật toán phân phối nội dung trên Internet, con người dễ dàng bị choáng ngợp bởi hàng loạt các thông tin cùng loại, hoặc toàn là tiêu cực, hoặc toàn là tích cực, hoặc thật giả lẫn lộn. Những luồng thông tin liên tục này khiến cho não bộ của con người hoặc bị hưng phấn quá mức do một loạt các thông tin tích cực, hoặc bị suy sụp quá mức do một loạt các thông tin tiêu cực, hoặc bị hỗn loạn mất phương hướng do thông tin quá nhiều chiều mà không biết đâu là nội dung thật.
Một điển hình của bệnh tâm thần liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều thông tin gây hưng phấn cao độ trên Internet và các phương tiện truyền thông chính là hội chứng Tic, đây là hội chứng thường gặp ở trẻ em bị ngộ độc dopamin do thường xuyên chơi game quá mức, hoặc xem quá nhiều các chương trình ti vi gây cười, gây hưng phấn.
Bệnh lười suy nghĩ
Việc tìm kiếm nguồn thông tin quá dễ dàng trên Internet khiến cho con người lười suy nghĩ, ngại tìm tòi suy luận. Hành vi này sẽ dần dần giết chết sự sáng tạo trong mỗi chúng ta. Chính vì thế, khi sử dụng các thông tin trên Internet, mỗi người cần phải phân tích, lập luận, xác định thông tin đúng, và kết hợp các thông tin lại với nhau để tạo thành kiến thức riêng cho bản thân mình.
Mất an toàn thông tin cá nhân
Tham gia vào Internet luôn luôn đồng hành với việc bạn cần phải khai báo thông tin cá nhân, nhất là khi bạn muốn sử dụng một dịch vụ nâng cao của một nhà cung cấp nào đó. Không gian mạng là một môi trường do con người tạo ra, chính vì thế mà nó cũng có thể bị con người “bẻ khóa” và khai thác các lỗ hổng. Nhờ những lỗ hổng đó mà kẻ xấu sẽ lợi dụng để đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.
Ngoài ra, những kẻ xấu cũng có thể lấy những thông tin mà bạn đang chia sẻ công khai trên Internet để mạo danh bạn, thực hiện hành vi lừa đảo, vu khống, thực hiện các hành vi bạo lực trên không gian mạng.
Hội chứng ái kỷ gia tăng
Các hành vi câu like câu view bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp pháp luật, ảo tưởng sức mạnh của sự nổi tiếng là biểu hiện của hội chứng ái kỷ gia tăng. Những người thực hiện các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật chỉ để câu like, câu view, để người khác chú ý đến mình, để được tung hô và khen ngợi cũng có thể được coi là những người mắc hội chứng bệnh tâm thần do ảnh hưởng của Internet.
Sự kiệt sức của bộ não
Bên cạnh việc sử dụng Internet để phục vụ cho công việc, học tập thì chúng ta còn xem video, đọc truyện, lướt mạng xã hội và nghĩ rằng những hoạt động này là để thư giãn và giải trí. Thực tế không phải vậy.
Việc xem video, lướt mạng xã hội, đọc truyện trên Internet thực chất vẫn khiến cho não bộ liên tục phải xử lý thông tin, liên tục phải hoạt động để phân tích những luồng thông tin mới dồn dập đổ về từ Internet. Việc này sẽ khiến cho não bộ bị kiệt sức, và khi quay trở lại công việc, não bộ sẽ bị giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tới công việc và học tập.
Sản sinh ra bạo lực mạng
Trên Internet, có những người dùng là ẩn danh, nhưng lời nói của họ thì lại hiển thị trước mặt người tiếp nhận. Chính vì lẽ đó, những kẻ quá khích và có ý đồ xấu sẽ thoải mái tra tấn người tiếp nhận thông tin bằng những lời nói, câu từ, hành vi xúc phạm, khiến cho người tiếp nhận phải chịu nhưng tổn thương mạnh mẽ và liên tục về tin thần. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất về những hành vi bạo lực mạng vẫn diễn ra hàng ngày đâu đó trên Internet.
Điểm khác biệt giữa Internet và WiFi
Khẳng định luôn: Internet và WiFi không giống nhau. Mặc dù rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và cho rằng Internet chính là WiFi và ngược lại. Dưới đây là một bảng so sánh sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này:
Hạng mục |
Internet |
WiFi |
---|---|---|
Định nghĩa |
Internet là một hệ toàn bộ các thiết bị được kết nối với nhau bởi hệ thống dây cáp tín hiệu, dây điện thoại, sóng vệ tinh, kết nối không dây tạo thành một mạng lưới liên kết thông tin, giúp cho các thiết bị và người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau. |
Wifi là công nghệ mạng không dây giúp laptop, điện thoại thông minh, các thiết bị khác có tích hợp wifi kết nối Internet dễ dàng. |
Kỹ thuật |
Internet là một mạng bao gồm một loạt các giao thức giao tiếp giữa các thiết bị qua các điểm kết nối để gửi và nhận dữ liệu giữa các điểm kết nối với nhau. |
WiFi là một chuẩn kết nối không dây giúp kết nối các thiết bị ở gần với nhau thông qua một modem và là một mạng cục bộ. Để có thể truy cập được Internet thì cần phải kết nối modem này với Internet thông qua dây cáp hoặc qua sóng Internet vệ tinh. |
Phương thức vận hành |
Internet sử dụng một loạt các quy tắc giao tiếp để truyền thông tin qua hệ thống dây cáp và sóng vô tuyến. Các quy tắc giao tiếp này được gọi ngắn gọn là các giao thức, chúng cung cấp một ngôn ngữ chung để cả hai thiết bị có thể hiểu và sử dụng để truyền dữ liệu. |
WiFi sử dụng sóng tần số vô tuyến để gửi và nhận thông tin qua mạng. WiFi có một phần quan trọng nhất gọi là “điểm truy cập”. Điểm truy cập có vai trò nhận tín hiệu gửi đến từ thiết bị, mã hóa và truyền tải các tín hiệu đó vào mạng Internet. Các thiết bị muốn kết nối được với WiFi thì cần phải có bộ điều hợp mạng không dây. |
Lưu ý để sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả
Để sử dụng internet an toàn và hiệu quả, dưới đây Chiêm Tài Mobile sẽ liệt kê ra một số gợi ý từ Google để bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Sử dụng công cụ quản lý mật khẩu
Việc ghi nhớ mật khẩu một cách thủ công dẫn tới việc bạn có xu hướng dùng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Đây là một lỗ hổng bảo mật cực kỳ nghiêm trọng.
Các trình quản lý mật khẩu để thay não bộ của bạn lưu trữ mật khẩu của tất cả các tài khoản là một thứ mà Google khuyên dùng.
Việc sử dụng công cụ quản lý mật khẩu sẽ giúp cho bạn thoải mái đặt những mật khẩu dài, khó để bảo vệ tài khoản của mình.
Luôn sử dụng phần mềm và hệ điều hành phiên bản mới nhất và có bản quyền
Hãy luôn sử dụng phần mềm và hệ điều hành cập nhật bản mới nhất và có bản quyền vì nó có chứa những bản vá những lỗ hổng bảo mật mà những phiên bản cũ, lậu không có.
Đối với người dùng điện thoại Android, hãy chắc chắn rằng bạn đã bật Google Play Protect để phát hiện và bảo vệ bạn khỏi những phần mềm độc hại.
Thường xuyên kiểm tra bảo mật
Việc kiểm tra trạng thái bảo mật thường xuyên của thiết bị sẽ giúp bạn kịp thời khắc phục những lỗ hổng bảo mật có thể bị kẻ gian khai thác. Giữ an toàn cho dữ liệu trên thiết bị của bạn.
Kiểm tra lại cài đặt chia sẻ thông tin
Hãy chắc chắn rằng dữ liệu của bạn được chia sẻ với những người/tài khoản/thiết bị tin cậy. Hoặc đơn giản không chia sẻ nó với bất kỳ ai ngoài bản thân bạn.
Hãy luôn đọc kỹ “Điều khoản và điều kiện” khi đăng ký bất kỳ chương trình/tài khoản/sử dụng ứng dụng nào trên Internet. Cảnh giác với những trò chơi thú vị, dễ dàng, mà lại “miễn phí” trên Internet.
Bảo vệ tài khoản bằng passkey
Sử dụng passkey như nhận dạng khuôn mặt hoặc vân tay làm một lớp bảo mật tăng cường sẽ giúp cho tài khoản hay thiết bị của bạn an toàn hơn vì passkey được lưu trữ trên thiết bị.
Định kỳ kiểm tra bảo mật
Chức năng Security Checkup trên tài khoản Google sẽ giúp bạn xác định xem có những vấn đề tiềm ẩn nào về bảo mật mà bạn nên khắc phục hoặc xem xét xử lý để đảm bảo an toàn cho tài khoản.
Bỏ qua các liên kết đáng ngờ
Các trang web được đánh dấu là không an toàn và những đường link được gửi đến từ những nguồn không xác định là thứ mà bạn nên tránh xa.
Tỉnh táo trước hành vi lừa đảo trên mạng
Những kẻ lừa đảo trên mạng thường đánh vào tâm lý tham lam hoặc lo sợ của người dùng trên Internet để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước khi thực hiện bất cứ hành động nào theo hướng dẫn của một “người nào đó” trên Internet, hãy đánh giá kỹ lại vấn đề để xác định được sơ hở của kẻ lừa đảo.
Xem xét lại sự thật
Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, hãy kiểm tra lại tính xác thực của thông tin bằng các nguồn khác nhau như tra cứu Google, hỏi bạn bè, người thân, kiểm tra nguồn tham khảo của thông tin có chính thống không, có uy tín không. Hãy xác minh lại thông tin nhiều lần trước khi chia sẻ hoặc làm theo.
Sử dụng phần mềm diệt vi rút máy tính
Nếu không chắc chắn về khả năng kiểm soát máy tính của mình, hãy mua cho mình một phần mềm diệt vi rút để sử dụng. Nó sẽ giúp bạn chống lại những mã độc tràn lan trên Internet.
Sử dụng Internet một cách có kế hoạch
Hãy đặt ra thời gian biểu sử dụng Internet của bạn một cách hạn chế và tuân thủ nó. Có thể bạn không tin, nhưng việc không sử dụng Internet để giải trí và thay vào đó là thực hiện các hoạt động giải trí truyền thống sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn đấy.
Tránh sử dụng WiFi công cộng
Không sử dụng WiFi công cộng để vào các trang web có nội dung kém an toàn hoặc thực hiện các giao dịch tài chính bởi vì kẻ gian có thể chặn đường tín hiệu truyền đi từ thiết bị của bạn, đánh cắp gói tin và lấy được thông tin cá nhân nhạy cảm của bạn đấy.
Bên cạnh đó, nên sử dụng WiFi có mật khẩu để an toàn hơn cho thiết bị và dữ liệu của bạn.
Kết
Qua bài viết trên đây, Chiêm Tài Mobile hy vọng bạn đã nắm được khái niệm Internet là gì cùng một số thuật ngữ gắn liền với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng đã nắm được cách thức hoạt động của Internet, những lợi ích cũng như tác hại của Internet và những lưu ý để sử dụng Internet an toàn và hiệu quả. Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.