Nội dung bài viếtơ>
Hiện nay chắc hẳn các bạn sẽ hay nghe tới màn hình IPS khi được tư vấn mua thiết bị điện tử. Thế nhưng bạn lại không hiểu màn hình IPS là gì cũng như những ưu điểm, đặc điểm của màn hình IPS. Trong bài viết này, Chiêm tài Mobile sẽ giới thiệu cho các bạn về màn hình IPS trên các thiết bị điện tử cũng như những điều cần biết về nó.
1. Màn hình IPS là gì?
Đầu tiên về khái niệm màn hình IPS là gì thì IPS là viết tắt của một cụm từ tiếng anh là In-plane Switching, đây là một loại công nghệ được sử dụng trên các màn hình LCD. Trước đây khi công nghệ TN còn phổ biến, mọi người đã phát hiện ra nhược điểm của nó là không thể tái hiện hoàn chỉnh màu sắc và góc nhìn của TN còn gặp nhiều hạn chế. Vậy nên IPS được sáng chế và áp dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm vì có thể khắc phục được những hạn chế đó. IPS có khả năng sắp xếp và thay đổi những phân tử ở giữa lớp kính theo chiều ngang, từ đó có thể làm giảm ánh sáng và tăng góc độ nhìn rộng hơn, dẫn tới việc ánh sáng được thể hiện rõ hơn.
Sau khi đã hiểu về khái niệm màn hình IPS thì khái niệm màn hình led backlit IPS LCD là gì cũng rất dễ dàng được giải mã. Nhìn vào tên gọi của nó, chúng ta đều có thể biết rằng đây là sự kết hợp của 3 thành phần đó là led backlit, IPS và LCD. Để rõ hơn thì đi giải mã từng thành phần như sau:
- Led Backlit là một loại công nghệ cho phép những hình ảnh, màu sắc được hiển thị trên tinh thể lỏng LCD.
- IPS là một ấm lớp nền trong đó các phân tử xếp theo chiều ngang để hình ảnh được hiển thị rõ nét hơn và góc nhìn rộng hơn.
- LCD là một loại màn hình tinh thể lỏng, cơ chế của nó không thể tự phát sáng mà phải sử dụng tới đèn nền để tạo ánh sáng.
Sản phẩm khi kết hợp 3 thành phần này với nhau lại sẽ tạo ra một màn hình có góc nhìn rộng hơn so với những màn hình IPS LCD thông thường nhờ công nghệ nén điểm ảnh trên tấm IPS.
2. Cấu tạo màn hình IPS
Vì là một phần của màn hình LCD nên màn hình IPS có những thành phần đặc trưng của LCD bao gồm:
- Kính lọc phân cực theo chiều thẳng đứng nhằm mục đích lọc ánh sáng tự nhiên khi bị chiếu vào.
- Kính lọc phân cực nằm theo chiều ngang
- 1 lớp gương phản xạ có tác dụng phản xạ lại lại sáng trở về mắt của người nhìn
- Lớp kính có chứa điện cực ITO
- Lớp kính có chứa điện cực ITO chung
- 1 lớp tinh thể lỏng
Điểm khác nhau đó là lớp tinh thể lỏng của IPS được thiết kế nằm theo chiều ngang, đồng thời thay vì xếp vuông góc thì nay sẽ được sắp xếp song song với 2 lớp kính thay phân cực.
3. Điểm nổi bật của màn hình IPS với thế hệ cũ
Sự khác biệt lớn nhất của màn hình IPS với các màn hình thế hệ cũ đó là do sự thay đổi sắp xếp của lớp thủy tinh thể đã giúp cho màn hình giảm lượng ánh sáng, hiển thị sắc nét hình ảnh, màu sắc chuẩn vị góc nhìn rộng hơn nhiều so với những công nghệ trước đó
Với gam màu đa dạng và độ lên màu chính xác, góc nhìn rộng hơn, màn hình ISP thường được đem vào sử dụng trong các thiết bị, sản phẩm cao cấp, đặc biệt là với những thiết bị dành cho thiết kế đồ họa, đòi hỏi cao về độ hiển thị cũng như chất lượng màn hình.
Màn hình rộng của công nghệ mới cũng đồng thời giúp cho người xem không cần phải đặt mắt gần vào màn hình hoặc ngồi trực diện mới có thể xem xem được mà tự do lựa chọn chỗ ngồi vẫn có thể trải nghiệm được hình ảnh chất lượng và màu sắc đa dạng mà IPS mang lại.
4. Đặc điểm của công nghệ màn hình IPS
Dù công nghệ có hiện đại tới đâu thì công nghệ màn hình IPS LCD vẫn có ưu điểm và nhược điểm rõ ràng. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của màn hình ISP có thể nhiều người chưa biết.
4.1. Ưu điểm
- Màn hình IPS có độ phân giải cao, sắc nét, màu sắc đa dạng hiển thị rõ trên màn hình, góc nhìn rộng có thể quan sát hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau.
- Tuổi thọ màn hình IPS so với các đời trước sẽ kéo dài hơn và thời gian sử dụng lâu hơn.
- Thân thiện với mọi người và đặc biệt là bảo vệ môi trường.
- Chi phí sản xuất không quá cao so với chất lượng mà màn hình IPS mang lại, được lắp đặt trong nhiều loại thiết bị khác nhau, đa dạng và tha hồ lựa chọn như máy tính, điện thoại, laptop,...
4.2. Nhược điểm
- Phải đặt 3 lớp kính vì kích thước màn hình dày
- Đối với việc sử dụng ngoài trời, màn hình IPS vẫn còn nhiều hạn chế, độ sáng giảm khi ở ngoài trời nắng khó có thể quan sát
- Tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với công nghệ cũ nên sẽ nhanh hết pin hơn
5. Tính ứng dụng của màn hình IPS trong công nghệ
Rất nhiều người đặt câu hỏi màn hình bị IPS dùng để làm gì? Với những tính năng ưu việt của nó cùng với những công dụng màn hình IPS mà màn hình IPS được sử dụng rất nhiều trong công nghệ.
Nhiều thiết bị điện tử sử dụng màn hình IPS như laptop, máy tính, điện thoại, tivi, đồng hồ thông minh, máy tính bảng,... Tùy vào nhu cầu và chi phí của mỗi người mà sẽ chọn cho mình một thiết bị phù hợp và đáp ứng mọi nhu cầu cho bản thân.
6. Những sản phẩm được trang bị màn hình IPS
Như đã nói màn hình IPS rất phổ biến và được sử dụng ở nhiều thiết bị công nghệ, nhiều thương hiệu điện tử nổi tiếng cũng sử dụng màn hình ISP như: Samsung, Apple, Oppo, Huawei, Vivo,... hay những nhãn hàng phân khúc tầm trung như Asus, Dell,...
Ngoài ra, trong các sản phẩm tivi, công nghệ này còn được sử dụng để tăng độ bền của màn hình, góc nhìn rộng và mang đến khả năng hiển thị tốt nhất với màu sắc đều và rõ nét. Người dùng có thể ngồi xem tivi ở bất cứ đâu trong nhà mà vẫn thấy hình ảnh có màu sắc tự nhiên, chân thực.
Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn về khái niệm màn hình IPS, công dụng và ưu điểm nhược điểm của nó. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan tới màn hình IPS hoặc muốn biết thêm về những sản phẩm công nghệ, thiết bị điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay Chiêm Tài Mobile. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, Chiêm Tài cam kết sẽ khiến các bạn hài lòng.
Bên cạnh màn hình ISP thì màn hình điện thoại và màn hình iPhone cũng là mặt hàng kinh doanh chủ lực của Chiêm Tài Mobile
Có thể bạn đã quá quen với cụm từ màn hình LED nhưng chắc hẳn bạn chưa thật sự hiểu hết về loại màn hình này. Vậy thì hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu ngay màn hình LED là gì bạn nhé!
>>> Tham khảo một vài mẫu giá đỡ màn hình chất lượng tại Chiêm Tài bạn nhé: