05/05/2024    Tin công nghệ, Thủ thuật

Màn hình LCD là gì và các loại màn hình LCD


Bên cạnh các loại màn hình như: Amoled, Super Amoled, Oled, màn hình LCD cũng rất phổ biến trong thế giới công nghệ của chúng ta. Vậy màn hình LCD là gì? Có cấu tạo màn hình, phân loại như thế nào? Ứng dụng ra sao? Hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Màn hình LCD là gì

Trước khi tìm hiểu về cấu tạo, phân loại, ứng dụng,... của màn hình LCD, điều tất yếu nhất chúng ta cần tìm hiểu đó là màn hình LCD là gì? Đây sẽ là yếu tố căn bản để các bạn có thể hiểu rõ về những vấn đề phía sau.

Màn hình LCD là gì

LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display, hoặc chúng ta có thể hiểu với cái tên quen thuộc hơn đó là màn hình tinh thể lỏng. Các điểm ảnh mang tinh thể lỏng với tác dụng thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua và tính phân cực của ánh sáng đã cấu tạo nên màn hình tinh thể lỏng. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản, nếu như các điểm ảnh của màn hình Oled sẽ tự phát sáng thì đối với màn hình LCD, các điểm ảnh sẽ không thể tự phát sáng mà cần dùng đến đèn nền để tạo ánh sáng.

2. Cấu tạo của màn hình LCD

Cấu tạo màn hình LCD rất đặc biệt, bao gồm 6 lớp được xếp chồng lại với nhau. Cụ thể 6 lớp này là:

  • Kính lọc phân cực thẳng đứng với chức năng lọc ánh sáng tự nhiên khi ánh sáng đi vào.
  • Lớp kính có chứa điện cực ITO.
  • Tinh thể lỏng.
  • Lớp kính có chứa điện cực ITO chung.
  • Kính lọc phân cực nằm ngang.
  • Gương phản xạ với chức năng phản xạ ánh sáng đối với người quan sát.

Cấu tạo của màn hình LCD

Màn hình LCD có thể hiển thị hình ảnh và màu sắc phụ thuộc vào các điểm ảnh mang tinh thể lỏng qua chức năng thay đổi cường độ ánh sáng cũng như màu sắc. Các điểm ảnh sẽ hiển thị hình ảnh và màu sắc theo quy luật phối màu phát xạ (tạo nên những màu sắc khác nhau bằng việc chồng những ánh sáng phát ra từ nguồn sáng vào với nhau) dựa trên ba màu cơ bản: đỏ, lục, lam. Từ đó, màn hình LCD sẽ tập hợp những điểm màu tạo thành hình ảnh để hiển thị.

3. Các loại màn hình LCD

Bạn có từng thắc mắc: Có bao nhiêu loại màn hình LCD chưa? Cùng Chiêm Tài Mobile giải đáp những thắc mắc đó ngay dưới đây nhé. Các loại màn hình LCD cụ thể gồm có:

  • TN.
  • IPS.
  • VA.
  • AFFS.
  • Màn hình ma trận chủ động, bị động.

Thông tin cụ thể về các loại màn hình LCD này sẽ được Chiêm Tài Mobile trình bày ngay sau đây. 

3.1. TN

Màn hình TN

TN là viết tắt của Twisted Nematic, đây là phân loại màn hình LCD được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Loại màn hình này thường được mọi người sử dụng để chơi game bởi nó có thời gian phản hồi rất nhanh, ổn định. Bên cạnh đó, màn hình TN có tỷ lệ tương phản, khả năng tái tạo màu sắc và góc nhìn không tốt lắm, được đánh giá là kém nhất trong các loại màn hình LCD.

3.2. IPS

Màn hình IPS

IPS là phân loại của In Plane Switching. Trái ngược với màn hình TN, phân loại màn hình IPS của màn hình LCD được đánh giá tốt và ổn định nhất. Loại màn hình này đem đến cho người dùng những hình ảnh, góc nhìn rộng với màu sắc chân thực, sống động. Phân loại này thường được người dùng lựa chọn cho công việc ưu tiên sự chính xác về màu sắc cũng như góc nhìn, chẳng hạn: họa sĩ, thiết kế đồ họa,... 

3.3. VA

Màn hình VA

VA là viết tắt của Vertical Alignment. Nếu so sánh phân loại màn hình VA của màn hình LCD, loại màn hình này đem đến cho người dùng những hình ảnh chất lượng và tuyệt vời hơn so với TN tuy nhiên thời gian phản hồi cũng chậm hơn phân loại ấy. Đồng thời, góc nhìn của phân loại màn hình VA cũng rất rộng.

3.4. AFFS

Chúng ta có thể hiểu, AFFS là "công nghệ chuyển đổi trường rìa tiên tiến". Phân loại màn hình LCD này đem đến cho người dùng những hiệu suất tuyệt vời với các gam màu nổi bật, vượt trội, ổn định, đặc biệt là gam màu trắng.

3.5. Màn hình ma trận chủ động và bị động

3.5.1. Màn hình ma trận chủ động (TFT)

Màn hình ma trận chủ động (TFT)

Màn hình ma trận chủ động là phân loại màn hình LCD được thay thế loại ma trận transistor phiến mỏng vào lưới điện cực với thời gian phản hồi rất nhanh và chất lượng hình ảnh chất lượng, rõ nét, tuyệt vời. Các điểm ảnh trong màn hình ma trận chủ động sẽ được điều khiển độc lập và chủ động từ 1 transistor. Để trạng thái của mỗi điểm ảnh có khả năng điều khiển độc lập cũng như hạn chế và loại bỏ bóng ma thường gặp tại DSTN LCD, các điểm ảnh đã được đánh dấu địa chỉ phân biệt.

3.5.2. Màn hình ma trận bị động (DSTN)

Màn hình ma trận bị động (DSTN)

Trái ngược với màn hình ma trận chủ động, màn hình ma trận bị động của màn hình LCD đáp ứng phản hồi tương đối chậm, hình ảnh cũng thường bị nhòe bởi các điểm sáng bị kích hoạt xung quanh.

4. Ưu và nhược điểm của màn hình LCD

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và phân loại của màn hình LCD, sau đây, các bạn hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu về màn hình LCD là gì ưu và nhược điểm.

4.1. Ưu điểm màn hình LCD

Tại sao màn hình LCD được rất nhiều người ưa chuộng và tin tưởng sử dụng? Chắc hẳn, lý do nằm ở những ưu điểm tuyệt vời của màn hình LCD - màn hình tinh thể lỏng. Màn hình LCD mang trong mình những ưu điểm sau đây:

  • Độ phân giải cao.
  • Độ tương phản và độ sáng cực kỳ ấn tượng.
  • Hình ảnh sắc nét, sinh động nhưng cũng không kém phần chân thực.
  • Thân thiện với môi trường.
  • An toàn cho sức khỏe, thị giác của người sử dụng.
  • Chi phí hợp lý.

4.2. Nhược điểm màn hình LCD

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, màn hình LCD vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể:

  • Màn hình LCD khá dày, nặng do có ba lớp kính, từ đó gây khó khăn trong việc vận chuyển cũng như làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Khi hiển thị dưới cường độ ánh sáng quá mạnh như ngoài trời, độ sáng, màu sắc của màn hình LCD thường bị suy giảm.
  • Không tiết kiệm điện năng như màn hình Oled, Amoled, Super Amoled.

5. So sánh màn hình LCD với Amoled và Oled

Dựa vào những thông tin phía trên, chắc hẳn chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về màn hình LCD. Vậy khi so sánh màn hình LCD và Oled hay so sánh màn hình LCD và Amoled sẽ có điểm gì khác nhau? Cùng Chiêm Tài Mobile so sánh nhé!

So sánh màn hình LCD với Amoled và Oled

 

Màn hình LCD

Màn hình Oled

Màn hình Amoled

Nguyên lý hoạt động

Dựa trên nguyên lý hoạt động của ánh sáng nền.

Khi dòng điện chạy qua, tấm nền Oled tự phát ra ánh sáng.

Giống với Oled, tuy nhiên, được nâng cấp với ma trận chủ động.

Độ dày

Khá dày.

Mỏng.

Rất mỏng.

Độ sâu của màu đen

Đôi khi sẽ xảy ra tình trạng ánh sáng hở.

Chân thực và có chiều sâu.

Chân thực và có chiều sâu.

Màu sắc hiển thị

Chân thực.

Rực rỡ và tươi hơn màu thực.

Đa dạng, chân thực.

Tuổi thọ

40.000 - 100.000 giờ

20.000 – 50.000 giờ.

Vài năm.

Lượng điện tiêu thụ

Khá nhiều

Tiết kiệm.

Rất tiết kiệm.

Giá thành

Hợp lý.

Khá cao.

Cao hơn Oled.

6. Những thiết bị được trang bị màn hình LCD 

Với giá màn hình LCD hợp lý với đa số người tiêu dùng Việt Nam, hiện nay, ở nước ta, màn hình LCD rất phổ biến và được mọi người ưa chuộng. Cụ thể, đây là ứng dụng của rất nhiều các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, laptop hay màn hình LCD iPad,... Dưới đây sẽ là ưu điểm của một số sản phẩm này khi sử dụng màn hình LCD.

Màn hình LCD điện thoại

  • Chất lượng hình ảnh ổn định, sinh động, rõ nét.
  • Cảm ứng mượt mà, nhanh nhạy.
  • Giá thành hợp lý.

Màn hình LCD điện thoại

Màn hình LCD tivi

  • Đem lại những trải nghiệm trên màn ảnh chân thực nhất.
  • Độ bền cao.
  • Giá thành hợp lý.

Màn hình LCD tivi

Hiện tại Chiêm Tài Mobile đang phân nối chính hãng Tivi Xiaomi tại các cửa hàng giúp cho bạn mở rộng hệ sinh thái nhà thông minh cho cuộc sống thư thái hơn, dễ dàng hơn.

Màn hình laptop

  • Màn hình rõ ràng, phù hợp với công việc, học tập và giải trí.
  • Giá thành hợp lý.

Màn hình laptop được trang bị LCD

Trên đây là những thông tin cũng như lời giải đáp dành cho câu hỏi: Màn hình LCD là gì và những thông tin cần biết. Nếu các bạn đang có nhu cầu sở hữu các thiết bị điện tử với màn hình LCD - màn hình tinh thể lỏng với chất lượng đảm bảo và tuyệt vời cũng như có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề được trình bày ở trên, hãy liên hệ với Chiêm Tài Mobile để được chúng tôi giải đáp và tư vấn cụ thể về những giải pháp về nhà thông minh cho bạn.

>>> Xem thêm một số mẫu màn giá đỡ màn hình chất lượng tại Chiêm Tài Mobile:

Share:
toc_container