31/08/2022    Tin công nghệ, Tin công nghệ mới

Màn hình Oled là gì và những thông tin cần biết về màn hình Oled


Công nghệ màn hình Oled không còn quá xa lạ với cuộc sống hiện đại của chúng ta. Nó gắn liền với màn hình của điện thoại thông minh, máy tính, laptop, tivi,... Thế nhưng, còn rất nhiều người chưa hiểu biết cụ thể và tường tận về loại màn hình này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu: Màn hình Oled là gì và những thông tin cần biết nhé.

1. Màn hình Oled là gì

Trước khi tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm, ưu – nhược điểm cùng những ứng dụng của màn hình Oled, chúng ta cần hiểu công nghệ màn hình Oled là gì. Chúng ta đã nghe cụm từ này rất nhiều lần chưa thực sự hiểu hiểu hết về ý nghĩa của nó. Hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Màn hình Oled là gì

Oled là viết tắt của Organic Light Emitting Diodes, chúng ta có thể hiểu là đi-ốt phát sáng hữu cơ. Màn hình Oled sẽ phát sáng khi được lớp điện phát quang (được làm bằng vật liệu bán dẫn) cho phép do có dòng điện được chạy qua màn hình.

Đối với màn hình LCD hay Plasma, để hình ảnh có thể hiển thị đều cần có đèn nền. Đến với màn hình với công nghệ Oled, đèn nền không còn cần thiết nữa bởi các điểm ảnh sẽ tự phát sáng. Chính vì vậy, các thiết bị sử dụng công nghệ Oled như: điện thoại, laptop, tivi,... sẽ có kích thước và khối lượng nhẹ và mỏng hơn so với các thiết bị điện tử không dùng màn hình Oled.

2. Cấu tạo của màn hình Oled

Sau khi đã tìm hiểu màn hình Oled là gì, có lẽ rất nhiều người thắc mắc cấu tạo của màn hình Oled như thế nào. Ngay dưới đây, Chiêm Tài Mobile sẽ đồng hành cùng các bạn để tìm câu trả lời nhé.

Cấu tạo của màn hình Oled được chia thành 4 phần cơ bản đó là: tấm nền, cathode, anode, lớp dẫn hữu cơ.

Cấu tạo của màn hình Oled

Tấm nền

Tấm nền có thể được sản xuất với chất liệu là nhựa hoặc thủy tinh, với tác dụng quan trọng như “nền nhà” – chống đỡ, chứa đựng các bộ phận của màn hình Oled.

Cathode

Có nhiệm vụ tạo nên các điện tích âm hoặc electron lúc dòng điện xuất hiện.

Anode

Có tác dụng tạo nên các khoảng trống với nhiệm vụ chứa điện tích dương lúc dòng điện xuất hiện.

Lớp dẫn hữu cơ

Trong lớp dẫn hữu cơ sẽ bao gồm lớp dẫn và lớp phát sáng. Lớp dẫn được cấu tạo bởi các phân tử dẻo hữu cơ có tác dụng vận chuyển những chỗ trống ở Anode. Lớp phát sáng là nơi để truyền tải electron từ cathode.

Trên đây là cấu tạo của màn hình Oled mà các bạn có thể tham khảo để từ đó hiểu thêm về các bộ phận cũng như tác dụng của mỗi bộ phận ở màn hình Oled.

3. Đặc điểm của màn hình Oled

Đặc điểm của màn hình Oled

Màn hình Oled đang mang trong mình rất nhiều những đặc điểm thú vị, cụ thể sẽ được Chiêm Tài Mobie trình bày dưới đây.

Màn hình Oled đem đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị về hình ảnh cũng như độ bền. Đồng thời, so với màn hình LCD, màn hình LED, các thiết bị điện tử sử dụng màn hình Oled có ưu thế về sự mỏng, nhẹ, thuận tiện và thời trang cũng như sử dụng điện năng khá tiết kiệm. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của màn hình Oled cũng như ưu – nhược điểm của màn hình này, hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìmm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

4. Ưu – nhược điểm của màn hình Oled

Ưu nhược điểm màn hình Oled cũng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi chuẩn bị mua các thiết bị điện tử có sử dụng màn hình Oled. Sau đây, Chiêm Tài Mobile sẽ tổng hợp, thống kê và cung cấp đến các bạn những ưu điểm, nhược điểm của loại màn hình này nhé.

4.1. Ưu điểm màn hình Oled

Khi màn hình Oled ra đời, rất nhiều lợi ích tuyệt vời đã được mang đến cho con người. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích ưu điểm của màn hình Oled dựa trên các yếu tố: chất liệu, hiển thị, tiêu thụ điện năng, độ bền và góc nhìn của màn hình.

Chất liệu:

So với các màn hình ra đời từ trước đó, màn hình Oled sử dụng các loại chất liệu nhẹ hơn và đặc biệt không còn phụ thuộc vào đèn nền, do đó, màn hình Oled mỏng nhẹ hơn, dễ dàng vận chuyển hơn cũng như đem đến trải nghiệm cho người dùng tốt hơn.

Hiển thị:

Khi hiển thị, màn hình Oled mang đến người dùng những màu sắc sặc sỡ, tươi hơn màu thật nhưng vẫn tạo được cảm giác rất chân thực. Đặc biệt, màu đen khi được hiển thị sẽ rất có chiều sâu và ấn tượng, sống động.

Tiêu thụ điện năng:

Nếu so sánh với màn hình LCD, chúng ta sẽ tiết kiệm hơn khi sử dụng màn hình Oled. Cụ thể, màn hình Oled khá tiết kiệm và lượng điện màn hình tiêu thụ ít.

Độ bền:

Độ bền của màn hình Oled cũng là điều khiến chúng ta sẽ phải kinh ngạc. Màn hình Oled có tuổi thọ tối thiểu là 20.000 giờ và có thể lên tới 50.000 giờ.

Góc nhìn:

Thông thường, khi chúng ta thay đổi góc nhìn thẳng sang góc nhìn nghiêng, hình ảnh được nhìn thấy sẽ có sự khác biệt so với hình ảnh khi chúng ta nhìn thẳng. Còn đối với màn hình Oled, nó được thiết kế để chúng ta có thể nhìn nghiêng một góc nhỏ hơn 40 độ vẫn giữ nguyên hình ảnh cùng độ sắc nét.

Ưu – nhược điểm của màn hình Oled

4.2. Nhược điểm của màn hình Oled

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, màn hình Oled vẫn còn một tồn tại một số hạn chế, nhược điểm. Nhược điểm màn hình Oled thường xoay quanh các vấn đề sau đây:

  • Thường xảy ra hiện tượng Burn-in.
  • Tuổi thọ vẫn còn hạn chế so với màn hình Amoled.
  • Sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi được dùng ở môi trường ẩm thấp.
  • Nếu dùng tại nơi có cường độ ánh sáng mạnh như ngoài trời nắng, màn hình Oled sẽ có những tác động tiêu cực đến người dùng.
  • Màn hình Oled có chi phí khá cao.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, một số tình trạng có thể xảy ra đó là: màn hình Oled bị ám vàng, màn hình Oled bị chảy mực, màn hình Oled bị đốm đen,... do va đập mạnh, rơi xuống nước nhiều lần. Chính vì vậy, khi sử dụng màn hình Oled, chúng ta cần cẩn thận và chủ động bảo vệ màn hình.

5. So sánh giữa màn hình Oled và màn hình Amoled

 

Màn hình Oled

Màn hình Amoled

Nguyên lý hoạt động

Khi dòng điện chạy qua, tấm nền Oled tự phát ra ánh sáng.

Giống với Oled, tuy nhiên, được nâng cấp với ma trận chủ động.

Độ dày

Mỏng.

Rất mỏng.

Độ sâu của màu đen

Chân thực và có chiều sâu.

Chân thực và có chiều sâu.

Màu sắc hiển thị

Rực rỡ và tươi hơn màu thực.

Đa dạng, chân thực.

Tuổi thọ

20.000 – 50.000 giờ.

Vài năm.

Lượng điện tiêu thụ

Tiết kiệm.

Rất tiết kiệm.

Giá thành

Khá cao.

Cao hơn Oled.

So sánh giữa màn hình Oled và màn hình Amoled

6. Những thiết bị được trang bị màn hình Oled

Ngày nay, các thiết bị sử dụng màn hình Oled vô cùng phổ biến và đa dạng bởi nhiều người có nhu cầu sử dụng loại màn hình này do những ưu điểm vượt trội của nó. Các thiết bị đó có thể là: tivi, điện thoại, laptop,... Dưới đây, Chiêm Tài Mobile sẽ giới thiệu đến các bạn những ưu điểm của một vài thiết bị phổ biến khi được trang bị màn hình Oled.

Tivi

Tivi với màn hình Oled

Tivi khi được trang bị màn hình Oled sẽ rất mỏng, dễ vận chuyển và đặc biệt là rất mang tính thẩm mỹ. Đồng thời, loại tivi được trang bị màn hình này cũng đem đến cho người sử dụng chất lượng hình ảnh vô cùng sống động, hấp dẫn.

Điện thoại

Điện thoại màn hình Oled

Điện thoại sử dụng màn hình điện thoại Oled sẽ rất mỏng và thời trang, hiện đại. Ngày nay, các bạn trẻ rất yêu thích các dòng điện thoại có màn hình Oled, bởi cảm ứng nhanh nhạy, hình ảnh sắc nét.

Laptop

Laptop màn hình Oled

Có rất nhiều các dòng laptop sử dụng màn hình Oled bởi những loại laptop này sẽ rất nhẹ, dễ mang đi học, đi làm, đi cafe,... Đồng thời, thiết kế laptop với màn hình Oled cũng rất đẹp mắt, hiện đại.

Trên đây là những thông tin cần thiết về màn hình iPhone Oled – màn hình được mọi lứa tuổi ưa chuộng mà các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn còn những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này cũng như đang tìm kiếm một cơ sở cung cấp thiết bị điện tử màn hình Oled uy tín, chất lượng và chính hãng, hãy liên hệ với Chiêm Tài Mobile để được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn cụ thể nhé!

Share: