Nội dung bài viếtơ>
Khi mới mua điện thoại, điều mà người dùng luôn nghĩ đến đầu tiên chính là làm thế nào để bảo vệ tránh làm trầy xước cho chiếc điện thoại tốt nhất. Và nhiều người dùng đã chọn dán các miếng dán bảo vệ màn hình, trong đó có miếng dán PPF. Vậy miếng dán PPF là gì? Chúng có công dụng ra sao và có nên dán miếng dán PPF cho điện thoại hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây cùng Chiêm Tài Mobile nhé!
Miếng dán PPF là gì?
PPF (Paint Protection Film) là một loại film mỏng, trong suốt, bền bỉ được sử dụng để tạo lớp bảo vệ bao bọc các bề mặt như nội thất xe hơi, xe máy hay các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, tablet,...PPF có khả năng chống xước, chống va đập, chống ăn mòn, chống tia UV và chống bám bẩn tốt, giúp giữ được vẻ ngoài và chất lượng bề mặt.
Khi phủ một lớp PPF lên điện thoại, nghĩa là bạn đang phủ lên bề mặt điện thoại một lớp film mỏng và trong suốt để bảo vệ mặt kính, mặt sơn và để giữ được vẻ đẹp bền lâu cho điện thoại. Hiện nay, các sản phẩm PPF được phân phối tại thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,...Chúng đều đảm bảo được nguyên tắc sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng film của PPF.
Cấu tạo của miếng dán PPF
Miếng dán PPF thường cấu tạo gồm 4 lớp như sau:
- Lớp lót: có chức năng bảo vệ miếng dán trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
- Lớp nền: là lớp lá chắn chống xước và phân tán lực va đập, rất bền và có khả năng chịu nhiệt và tia UV.
- Lớp keo: Là lớp keo acrylic giúp miếng dán kết dính với bề mặt dán.
- Màng phủ: Là lớp bảo vệ cho lớp keo, sẽ được gỡ bỏ trong quá trình dán.
Miếng dán PPF có chức năng gì?
So với những mẫu miếng dán truyền thống thì miếng dán PPF có nhiều công dụng tuyệt vời hơn và cho khả năng bảo vệ thiết bị tốt hơn:
Bảo vệ bề mặt thiết bị khỏi bị xước, va đập: Nhờ khả năng chống mài mòn, phân tán lực, chịu va đập, chịu nhiệt và tia UV tốt nên khi dán PPF lên điện thoại sẽ giúp giữ được lớp sơn mặt kính và cạnh viền của thiết bị. Hơn nữa miếng dán PPF còn có thể tự phục hồi khi bị xước nhẹ, giúp thiết bị của bạn luôn được như mới.
Giữ được vẻ đẹp và thiết kế nguyên bản của thiết bị: Bởi vì miếng dán PPF rất mỏng nên sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài và thiết kế của thiết bị khi dán. Và PPF cũng không để lại lớp keo trên bề mặt khi bạn gỡ bỏ đi, nên bạn có thể thay đổi miếng dán tùy thích mà không lo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của thiết bị. Đặc biệt, sau khi dán PPF bạn cũng có thể không cần phải sử dụng ốp lưng, tránh làm mất đi sự sang trọng của chiếc điện thoại.
Chống bám bẩn, chống bám nước: PPF có tính thủy phân cao nên sẽ không để lại vết nước hay vết vân tay trên bề mặt. Bạn cũng có thể dễ dàng làm sạch thiết bị thường xuyên. Hơn nữa PPF cũng có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, đảm bảo vệ sinh hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của miếng dán PPF
Ưu điểm miếng dán PPF
- Chống xước, chống va đập tốt, gấp 10-15 lần so với miếng dán thông thường.
- Độ linh hoạt cao nhờ cấu tạo mỏng, đàn hồi tốt, lực kéo dãn và chịu nhiệt tốt.
- Khả năng tự phục hồi tốt và nhanh chóng.
- Độ trong suốt cao đến 99%, bảo vệ tốt nhưng cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Hạn chế bám vân tay, bụi bẩn, ố vàng gây mất thẩm mỹ.
Nhược điểm miếng dán PPF
- Giá thành cao hơn so với các loại miếng dán khác, do chất liệu và quá trình dán PPF cũng yêu cầu kỹ thuật cao và thời gian dán lâu hơn.
- Không chống va đập hiệu quả, PPF không thể chống lại các va đập mạnh do rơi rớt hay va chạm. Chúng có thể bị bong tróc, bạn sẽ phải thay miếng dán mới.
- Một số loại miếng dán PPF không có khả năng chống nước tốt dẫn đến nước xâm nhập vào lớp keo gây nên hiện tưởng ố vàng.
- Giảm độ bóng của bề mặt, do lớp coat trên cùng của miếng dán không được đánh bóng tốt hoặc do kỹ thuật dán không chính xác và đều.
Có nên sử dụng miếng dán PPF cho điện thoại không?
Dán PPF cũng là một lựa chọn bảo vệ tốt cho chiếc điện thoại của bạn. Khi dán PPF bạn sẽ tự tin hơn khi cầm máy dù không đeo ốp, không sợ trầy xước trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng sẽ phải đánh đổi khá nhiều như là chi phí dán PPF và khi dán PPF không cần sử dụng ốp lưng cũng khiến chiếc điện thoại mỏng manh và dễ vỡ hơn. Chính vì vậy, tùy nhu cầu, cách sử dụng cũng như túi tiền của mình mà bạn có thể lựa chọn có nên dán miếng dán PPF cho điện thoại của mình hay không.
Dán PPF có làm nóng máy điện thoại?
PPF chỉ là một loại film bảo vệ bề mặt sơn và không có chức năng cách nhiệt hay giữ nhiệt. Hơn nữa PPF còn có độ mỏng, độ linh hoạt cao nên sẽ không làm cản trở quá trình tản nhiệt của điện thoại. Dán PPF trực tiếp lên điện thoại không làm tăng nhiệt độ của điện thoại và cũng không làm hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài.
Tóm lại, miếng dán PPF cũng là một lựa chọn tốt giúp bảo vệ và giữ gìn cẩn thận hơn cho thiết bị, tránh tình trạng trầy xước không đáng có. Để đảm bảo được độ bền của miếng dán cũng như nâng cao hiệu quả an toàn cho điện thoại, bạn có thể đeo ốp song song khi dán PPF. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn loại PPF chất lượng cao, dán PPF tại cửa hàng uy tín, có kỹ thuật viên chuyên nghiệp và có bảo hành. Đặc biệt, không dán PPF lên màn hình, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của màn hình. Nếu muốn bảo vệ màn hình bạn nên chọn những loại film chuyên dụng hoặc kính cường lực.