Nội dung bài viếtơ>
(GenK.vn) - Dù thời kỳ hoàng kim của Nokia và Apple khá khác nhau nhưng cũng có những điểm chung đáng để chúng ta suy nghĩ.
- Lộ diện Nokia RM-1027 trên trang GFX Benchmark, có thể là Nokia 530
- Microsoft ra mắt sách ảnh tuyệt đẹp để chào đón Nokia
- Cảm nhận nhanh Nokia Lumia 630 2 SIM: Máy mượt, Windows Phone 8.1 đa năng
- Nokia X được cập nhật phần mềm tăng hiệu năng và độ ổn định
- Chuyên gia camera của Nokia đầu quân cho Apple
Có thể nói, nhắc tới điện thoại di động, chắc chắn chúng ta phải nói tới Nokia. Sau một quá khứ hào hùng, với nhiều thăng trầm, Nokia luôn được coi là một ông lớn trong làng di động, không chỉ trong thời kỳ “tiền smartphone” như trước đây, mà kể cả thời đại ngày nay, khi mà smartphone đang trở thành lựa chọn tất yếu của người dùng.
Trong khi đó, iPhone của Apple lại là cái tên không thể thiếu khi người ta nói đến smartphone. Với những sáng tạo đột phá và nền tảng công nghệ vững chắc, Apple chính là 1 trong những thương hiệu hàng đầu trong thế giới di động hiện nay.
Nokia: Tượng đài trong thế giới di động
Trong quá khứ, Nokia từng là một công ty có khả năng chuyển đổi kinh doanh rất nhạy bén và nhanh chóng. Khởi đầu từ mảng bột gỗ, sau đó mua lại doanh nghiệp cao su để sản xuất lốp, và kế tiếp là đầu tư vào cáp điện để rồi bắt đầu đặt chân vào mảng điện tử và viễn thông. Khi ngành viễn thông di động bùng nổ vào những năm thập kỷ 90, Nokia đã bán toàn bộ các doanh nghiệp khác, chỉ tập trung cho mảng thiết bị di động cầm tay và mạng để rồi trở thành 1 trong những hãng sản xuất di động lớn nhất thế giới.
Apple: Biểu tượng của sự sáng tạo
Apple đã nắm bắt đúng thời cơ khi cho ra mắt iPhone. Công nghệ của iPhone đã thay đổi hoàn toàn lĩnh vực thiết bị di động cầm tay. Ngoài ra, iPhone cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của Apple, nhất là trong mảng công nghệ cao. Thêm vào đó, Apple cũng chính là hãng sản xuất đại diện cho sự sáng tạo và đón đầu xu hướng cho thế giới smartphone hiện nay.
Điểm chung: Sự bảo thủ
Nói đến đây, chắc hẳn bạn đọc đều nghĩ tới hệ điều hành huyền thoại Symbian của Nokia. Ở thời kỳ hoàng kim của mình, hệ điều hành Symbian được đánh giá là khá thân thiện, dễ tùy biến và nhiều ứng dụng. Thế mạnh của hệ điều hành Symbian là giao diện đơn giản, dễ sử dụng cho bất kỳ ai lần đầu tiếp cận, không đòi hỏi cấu hình phần cứng cao, nhiều ứng dụng đáng giá và cộng đồng người dùng đông đảo. Tuy nhiên, do sự bảo thủ và cứng nhắc trong việc gắn phiên bản hệ điều hành với các thiết bị vĩnh viễn, Symbian đã bị xóa sổ và thay thế bởi iOS và Android như hiện nay.
Chiến lược kinh doanh
Từ năm 2007, người ta đã không còn phân biệt thành các ngành viễn thông, điện tử tiêu dùng hay máy tính nữa. Mà thay vào đó, chỉ có một ngành công nghiệp duy nhất, đó là công nghệ số. Apple đã vươn lên đúng lúc khi mang đến cho người dùng phần cứng và phần mềm cùng một thời điểm. Nếu như Apple không từ bỏ mảng kinh doanh PC đã thua lỗ từ năm 2000, thì không bao giờ iPhone, iPod, iTunes, iPad…sẽ có mặt trên thế giới này.
Dòng sản phẩm chủ đạo
Có thể nói, điểm ấn tượng nhất của Nokia đó là đã thành công trong việc chuyển sang sản xuất các mẫu điện thoại giá rẻ trong khi vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận cao. Từ những chiếc điện thoại 750 USD kiểu cách, cho tới những chiếc điện thoại cơ bản giá chỉ 45 USD với màn hình đen trắng, Nokia đã làm bão hòa thị trường điện thoại di động theo cách mà bất kỳ 1 đối thủ cạnh tranh nào tại thời điểm đó cũng không thể bắt chước nổi. Chuỗi sản phẩm đáng nể bao gồm khoảng 100 mẫu của Nokia chỉ là một trong số nhiều lý do tại sao hơn 1/3 số điện thoại di động trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Phần Lan.
Tạm kết
Dù không còn tồn tại như 1 hãng sản xuất độc lập nhưng với thương hiệu từng thống trị thị trường di động thế giới, việc Nokia phải bán bộ phận thiết bị và dịch vụ cho Microsoft để lại không ít tiếc nuối và cả những lo lắng cho người dùng. Mặc cho những năm gần đây, Nokia không được xem là nhân vật chính trong lĩnh vực thiết bị di động, nhưng những chiếc điện thoại họ từng làm ra vẫn được xem là biểu tượng cho cả 1 ngành công nghiệp.