10/08/2017    Tin công nghệ, Tin công nghệ mới

Những thông tin về chuẩn chống nước trên thiết bị điện tử mà có thể bạn chưa biết


Nội dung bài viết

Những thông tin về chuẩn chống nước trên thiết bị điện tử mà có thể bạn chưa biết

Chống nước hiện nay giống như là một trang bị tiêu chuẩn trên những mẫu điện thoại mới. Không chỉ có những chiếc điện thoại mới cần đến khả năng kháng nước, mà ngay cả những thiết bị đeo như đồng hồ, vòng theo dõi sức khỏe cũng được trang bị tính năng này. Tuy nhiên còn có nhiều điều liên quan đến chuẩn chống nước trên các thiết bị di động mà người dùng hiện nay vẫn còn mơ hồ. Bài viết dưới đây sẽ tóm gọn những thông tin cơ bản về các chuẩn chống nước trên các thiết bị. Giúp cho người dùng có được cái nhìn chính xác về chuẩn chống nước, từ đó sử dụng và bảo vệ thiết bị của mình đúng cách hơn.

Để hiểu về chuẩn chống nước trên các thiết bị di động, trước tiên ta phải nói về các cấp độ chống nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo giải thích của HZO, công ty cung cấp giải pháp chống nước cho rất nhiều công ty công nghệ hiện nay, thì có 3 cấp độ chống nước khác nhau:

Waterproof: Đây là cấp độ cao nhất, nước hoàn toàn không thể lọt vào thiết bị của bạn.

Water-resistant: nước vẫn có thể vào trong thiết bị, nhưng không thể gây hại trong một số điều kiện nhất định. Cấp độ này thường được sử dụng trên các thiết bị smartphone và các thiết bị đeo phổ biến hiện nay.

Water-repellent: nước không dễ lọt vào các linh kiện, đặc biệt là khi đã được xử lý bằng một lớp tráng phủ hay một biện pháp nào đó.

Theo hệ thống cấp độ chống nước này, thì phần lớn những thiết bị smartphone hay smartwatch hiện nay đều đạt cấp độ Water-resistant. Nó cũng có nghĩa là thiết bị của bạn chỉ có khả năng chống nước theo các điều kiện tiêu chuẩn nhất định. Nếu như sử dụng trong những điều kiện vượt quá giới hạn thì tỉ lệ bị vào nước và dẫn đến hỏng hóc là có thể xãy ra.

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn chống nước được sử dụng phổ biến hiện nay và ý nghĩa cũng từng tiêu chuẩn đó.

Tiêu chuẩn IPxx:

IP là tiêu chuẩn chống nước và bụi được sử dụng riêng dành cho smartphone. Nó được ấn định bởi Ủy ban kĩ thuật điện tử thế giới (IEC). Chuẩn này có tên là International Protection hay Ingress Protection, vậy nên thiết bị đi kèm chuẩn chống nước loại này thường được kí hiệu là “IPxx”.

IP biểu thị cho chuẩn chống nước International Protection. Trong khi đó XX là cấp độ chống bụi và nước mà thiết bị đạt được. Ví dụ chuẩn IP67

  • Số đầu tiên là biểu thị cho chỉ số chống bụi, cao nhất là cấp độ 6. Hầu hết smartphone hiện nay đều đạt được.
  • Số thứ hai biểu thị cho chỉ số chống nước, 9 là mức cao nhất, nhưng hiện nay chưa có thiết bị di động nào đạt đến chỉ số này.

Tiêu chuẩn ATM:

Khác với IP chúng ta chỉ gặp ATM trên các thiết bị đeo được, tiêu biểu như smartwatch, vòng theo dõi sức khỏe. ATM là viết tắt của atmosphere, đơn vị đo áp suất. Cứ xuống sâu thêm 10m nước thì chỉ số ATM sẽ được tăng lên 1 đơn vị, 2AMT tương đương với độ sâu 10m tính từ mặt nước.

Lấy ví dụ là chiếc đồng hồ Xiaomi Weloop Hey 3S, được ghi nhận là 5ATM, tức là thiết bị này có thể hoạt động an toàn ở độ sâu không vượt quá 50m. Trong khi chiếc Fitbit Charge chỉ có mức chống nước là 1 ATM nên nó chỉ có thể chống được nước mưa, nước rửa mặt hay vô tình đổ nước lên.

Lưu ý khi dùng thiết bị có khả năng chống nước:

Mặc dù chúng ta có 2 chuẩn chống nước khác nhau, tuy nhiên điểm chung của chúng là chống nước bằng ron cao su hoặc lớp tráng phủ chống nước. Vì thế khi sở hữu những thiết bị này, đặc biệt là những thiết bị có phím cứng bên ngoài. Để đảm bảo khả năng chống nước, chúng ta tuyệt đối không được bấm phím cứng khi mang thiết bị vào nước, vì rất có thể vô tình làm hở lớp ron cao su khiến nước lọt vào trong thiết bị.

Ngoài ra không nên ngăm nước thiết bị quá lâu hoặc quá sâu, nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi vì áp suất sẽ tăng lên nếu ta xuống càng sâu, rất có thể thiết bị sẽ không thể chịu được. Nhiệt độ bất thường sẽ khiến các ron chống nước co lại hoặc giản nở và làm mất đi khả năng chống nước vốn có của nó.

Share: