Nội dung bài viếtơ>
Ổ cứng SSD hay SSD là một thành phần không thể thiếu trong những chiếc laptop, PC hiện nay. Theo đó, trên thị trường cũng có vô vàn các loại SSD khác nhau từ kiểu mẫu, kích thước và tốc độ. Trong bài viết này, hãy cùng Chiêm Tài tìm hiểu về những loại SSD phổ biến nhất hiện nay nhé.
Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD, viết tắt của từ “Solid-State Drive” được biết đến như một loại thiết bị lưu trữ dữ liệu trong các PC và laptop. Một ổ SSD thông thường sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND, giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả. Khi so sánh với các ổ cứng HDD truyền thống, ổ cứng SSD nổi trội hơn với tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn, độ bền ổn định hơn, trình bảo mật dữ liệu tốt hơn và mức tiêu thụ điện năng ít hơn.
Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?
Khác với ổ cứng HDD truyền thống, SSD là thiết bị ổ cứng lưu trữ dữ liệu hiện đại. SSD sử dụng bộ nhớ Flash NAND, giúp dữ liệu vẫn giữ được nguyên vẹn ngay cả khi máy tính bị mất điện.
SSD thực hiện lưu trữ dữ liệu thành các ô nhớ điện tử (cell), mỗi ô này có thể lưu trữ được nhiều bit thông tin. Các ô này cũng được tổ chức thành trang (pages) để chứa dữ liệu và khối (blocks) được tạo từ nhiều trang ghép lại. Khác với ổ cứng thông thường HHD, các ổ cứng SSD không có bộ phận cơ học chuyển động nên được gọi là “ổ cứng thể rắn”.
Nguyên lý hoạt động của SSD như sau: Các ô nhớ trong SSD có thể được ghi lại thông qua quá trình xóa và ghi (erase/write). Trong quá trình ghi dữ liệu, ô nhớ cần được xóa trước khi có thể được ghi lại. Quá trình này làm tăng độ trễ so với việc ghi dữ liệu trực tiếp vào ô nhớ trống, nhưng nó là cách tiếp cận cần thiết để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của SSD.
SSD có một bộ điều khiển (controller) đi kèm để quản lý việc đọc, ghi và xóa dữ liệu trên các ô nhớ. Bộ điều khiển này cũng điều phối hoạt động của các cụm ô nhớ để đảm bảo sử dụng đồng đều và tối ưu hóa tuổi thọ của SSD.
Ổ cứng SSD cho máy tính gồm những loại nào
SSD SATA 3
Ưu điểm của cổng kết nối SATA là nó đã được ra mắt từ lâu nên có độ tương thích rất cao với các thiết bị như laptop, máy tính của các thế hệ trước. Kết nối SATA được chia ra làm 3 loại là SATA 1 SATA 2 và SATA 3.Trong đó, chuẩn tốc độ phổ biến nhất của SSD là SATA 3 với tốc độ rơi vào khoảng 600MB/s, gấp đôi SATA 2.
SSD kết nối qua giao diện SATA 3 thường được thiết kế để hoạt động với tốc độ cao và đáp ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, để tận dụng được tốc độ tối đa của giao diện này, bạn cần kết nối SSD với một cổng SATA 3 trên bo mạch chính của máy tính hoặc mainboard hỗ trợ tốc độ này.
SSD 2.5 SATA
SSD SATA 2.5 là một loại ổ cứng đặc biệt được thiết kế để kết nối với các thiết bị sử dụng giao diện SATA 2.5 inch, phổ biến nhất là laptop và máy tính để bàn. Kích thước 2.5 inch cũng là kích thước tiêu chuẩn của các ổ HDD. Việc tương thích kích thước sẽ giúp cho quá trình nâng cấp ổ HDD lên SSD sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài bản 2.5 inch, SATA còn sở hữu các bản ít phổ biến hơn là 3.5 inch và 1.8 inch.
SSD mSATA
SSD mSTATA vẫn là chuẩn SATA giống như loại ở trên nhưng chúng sử dụng cổng giao tiếp có kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần so với các phân loại SSD SATA khác. Chữ “m” trong tên của loại SSD này là viết tắt cho chữ mini.
SSD M2 SATA
SSD M.2 là một dạng ổ đĩa rất nhỏ gọn, có kích thước dạng thanh hẹp, giúp tiết kiệm không gian trong các thiết bị như laptop, máy tính để bàn và các thiết bị nhúng. SSD M.2 SATA sử dụng giao diện SATA để kết nối với hệ thống. Điều này có nghĩa là nó cung cấp tốc độ truyền dữ liệu giống như các ổ SSD truyền thống kết nối qua giao diện SATA, không khác biệt về hiệu suất so với SSD 2.5 SATA.
SSD M2 PCIe (hay SSD M2 NVME)'
SSD M.2 PCIe (hay còn gọi là SSD M.2 NVMe) là một dạng tiên tiến hơn của ổ đĩa cứng thể rắn (SSD) được thiết kế để sử dụng giao diện PCIe và kết nối qua khe cắm M.2. SSD M.2 PCIe sử dụng giao diện PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) để truyền dữ liệu. Giao diện này cho phép tốc độ truyền dữ liệu cao hơn so với giao diện SATA, đặc biệt là trong các ứng dụng có yêu cầu hiệu suất cao.
SSD M.2 PCIe/NVMe cung cấp tốc độ truyền dữ liệu đọc và ghi dữ liệu rất nhanh, đáng kể cao hơn so với SSD truyền thống kết nối qua giao diện SATA. Điều này làm tăng hiệu suất của hệ thống, đặc biệt là trong các ứng dụng yêu cầu xử lý dữ liệu lớn, như game và phần mềm đồ họa.
Cần lưu ý gì khi chọn mua ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD tuy là một cụm thông tin quen thuộc nhưng không phải người dùng nào cũng hiểu và biết được cách chọn một chiếc SSD phù hợp với thiết bị và nhu cầu sử dụng của mình. Theo đó, người dùng có thể dựa trên các điều sau đây:
- Chuẩn kết nối cần tương thích với hệ thống: Để tìm được một chiếc SSD phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn nên xem chiếc máy tính của bạn có tương thích với SSD của bạn không. Nếu máy tính của bạn chỉ có cổng SATA thông thường thì bạn sẽ không thể cắm được các SSD dạng thanh hay mSATA và ngược lại.
- Dung lượng lưu trữ của ổ cứng: Hiện tại trên thị trường, ổ cứng SSD thông thường đang có các dung lượng hiện hữu là 128GB, 256GB, 512GB, 1TB và 2TB. Đối với laptop bị hạn chế cổng kết nối nên chỉ có thể lắp 1 ổ cứng thì bạn cần lưu ý và chỉ nên chọn một dung lượng cần thiết.
- Độ bền và tốc độ của ổ cứng: SSD có đa dạng các mẫu mã với độ bền và tốc độ khác nhau tùy thuộc vào giá thành của chúng. Vì thế mà trước khi lựa chọn SSD thì bạn cần tìm hiểu về tốc độ, độ bền để tránh những sai sót không đáng có.
- Lựa chọn hãng SSD uy tín: Đặc biệt, bạn cũng nên tìm hiểu các thương hiệu SSD uy tín để đảm bảo được hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Bài viết ở trên cung cấp các thông tin về các loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay. Đồng thời đưa ra các tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn được ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu bạn thấy thông tin trên là bổ ích, theo dõi Chiêm Tài để cập nhật thêm các tin công nghệ mới nhé.