Nội dung bài viếtơ>
Ô nhiễm không khí không những gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người mà còn gây nên nhiều tác hạt không tốt đến các vật liên quan đến đời sống của chúng ta. Vậy tác hại của ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu về các tác hại của ô nhiễm không khí nhé.
Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Sức khỏe và tuổi thọ của con người chịu ảnh hưởng lớn từ chất lượng không khí mà chúng ta thường xuyên hít thở. Không khí được coi là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe suốt cuộc đời. Mặc dù có thể sống mà không ăn, không uống trong một thời gian ngắn, nhưng nếu thiếu không khí, chúng ta chỉ có thể tồn tại trong vài phút.
Tác hại của ô nhiễm không khí là gây nên các bệnh đột quỵ, bệnh tim, bệnh ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp.
Quá trình hô hấp diễn ra không ngừng và phải đối mặt với các chất độc hại trong không khí. Điều này tạo điều kiện cho chúng thâm nhập sâu vào cơ thể, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định các chất ô nhiễm chính và mức độ an toàn của chúng trong không khí, giúp đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Chất gây ô nhiễm |
Nguồn tác động chính |
Tác động |
Chỉ dẫn của WHO |
Carbon monooxit (CO) |
Khí thải động cơ, hoạt động công nghiệp |
Gây độc khi hít phải, làm giảm khả năng vận chuyển ôxi trong máu và tăng áp lực lên tim và phổi |
10 mg/m3 (10ppm) trên 8 tiếng;<br>30 mg/m3 trên 1 tiếng (30,000 μg/m3) |
Sulphur Dioxide (SO2) |
Một phần nhỏ từ nguồn di động, sử dụng than và dầu chứa sulphur, sản xuất axit Sulphuric |
Gây trở ngại cho hệ hô hấp, tạo ra mưa axit |
20 μg/m3 trên 24 tiếng;<br>500 μg/m3 trên 10 phút |
Bụi PM10 |
Đất, bụi nước biển, cháy rừng, đun nấu trong nhà, giao thông, hoạt động công nghiệp, bụi hữu cơ từ thực vật |
Tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tử vong, làm nghiêm trọng các bệnh hô hấp |
50 μg/m3 trên 24 tiếng;<br>20 μg/m3 trung bình năm |
Bụi PM 2.5 |
Đất, bụi nước biển, cháy rừng, đun nấu trong nhà, giao thông, hoạt động công nghiệp, bụi hữu cơ từ thực vật |
25 μg/m3 trên 24 tiếng;<br>10 μg/m3 trung bình năm |
|
Nitrogen Dioxide (NO2) |
Đốt cháy nitrogen và oxygen trong khí thải xe máy, hoạt động công nghiệp, nhà máy phân bón |
Chất kích ứng, hình thành chất quang khói |
200 μg/m3 trên 1 tiếng đối với NO2;<br>40 μg/m3 trung bình năm |
Chất quang ô xi hóa (O3; [PAN] và aldehydes) |
Phản ứng từ nitrogen oxides, hydrocarbons và ánh sáng |
Chất kích ứng, làm tổn hại vật chất, làm nghiêm trọng các bệnh đường hô hấp |
100 μg/m3 trên 8 tiếng |
Chì (Pb) |
Phương tiện giao thông, lò nung chì, nhà máy pin |
Ảnh hưởng phát triển trí tuệ trẻ em và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác |
0.5 μg/m3 trên 1 năm |
Tác hại của ô nhiễm không khí đến động vật
Tác động của ô nhiễm không khí đối với động vật cần được nghiên cứu kỹ hơn vì hai lý do chính.
- Thứ nhất là về mặt kinh tế: Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất sinh sản của động vật chăn nuôi, gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi và kinh tế xã hội nói chung. Những tác hại của ô nhiễm không khí về động vật có thể dẫn đến giảm sản lượng, tăng chi phí y tế và chăm sóc, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của nông dân và người chăn nuôi.
- Thứ hai là liên quan đến sức khỏe của con người: Các chất ô nhiễm trong không khí có thể tiếp xúc với động vật thông qua hệ thống hô hấp hoặc qua thức ăn, và khi con người tiêu thụ sản phẩm từ động vật này, chúng có thể tích tụ trong cơ thể con người, gây nguy cơ cho sức khỏe của họ.
Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết về tác hại của ô nhiễm không khí đối với động vật rất cần thiết để hiểu rõ hơn về tác động kinh tế đối với ngành chăn nuôi và cộng đồng nông dân, cũng như nguy cơ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Tác hại của ô nhiễm không khí đến thực vật
Chất gây ô nhiễm |
Tác động |
SO2 |
- Tạo mưa axit, ảnh hưởng đến môi trường nước. <br>- Gây trở ngại cho sự phát triển của cây trồng, làm vàng lá và có thể gây chết cây với nồng độ cao. |
Florua |
- Tích tụ trong lá cây, có thể gây ố răng và loãng xương cho động vật ăn phải. |
Ozon |
- Làm chậm phát triển của cây. |
NO2 |
- Tương tự như SO2, tạo ra mưa axit và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường nước. |
Hydro sunfua (H2S) |
- Gây tác hại đối với sự phát triển của mầm, chồi cây. |
Amoniac (NH3) và axit clohydric (HCl) |
- Làm ngưng trệ quá trình quang hợp của cây và gây bệnh bạc lá, cháy lá. |
Khí hydrocacbon và cacbon monoxit (CO) |
- Gây cháy mầm lá ở loài phong lan và hoa. |
>> Có loại thực vật nào có thể lọc không khí trong nhà hay không? Bật mí cho bạn biết 22 cây lọc không khí trong nhà CỰC TỐT
Tác hại xấu của ô nhiễm không khí đến các vật liệu
Tác hại của ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người, động vật và thực vật mà đối với các loại vật liệu như sắt thép, vật liệu sơn, các sản phẩm dệt, các vật liệu xây dựng …từ các quá trình ăn mòn, mài mòn gây hoen ố và phá hủy.
Vật liệu |
Chất gây ô nhiễm và tác hại |
Kim loại |
SO2: Gây hoen gỉ mạnh khi tiếp xúc với kim loại trong thời tiết ẩm. Bụi: Bụi than, bụi xi măng kết hợp với SO2 và vôi có thể tăng quá trình han gỉ của kim loại. |
Vật liệu xây dựng |
CO2, SO2: Có tác động nghiêm trọng tới vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi. Mưa axit (do SO2, NO2): Gây ăn mòn các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình công cộng. |
Vật liệu dệt |
SO2: Giảm độ bền dẻo của sợi vải. Bụi: Làm cho quần áo bị đen bẩn và chóng bị mài mòn nhanh chóng. |
Vật liệu điện tử |
Bụi: Bám vào thiết bị điện tử có thể gây chập điện và giảm khả năng tiếp xúc của các linh kiện. |
Hậu quả tác hại của ô nhiễm không khí là gì?
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu và ô nhiễm không khí. Sự gia tăng sản xuất công nghiệp, giao thông và đô thị hóa đã gây ra lượng lớn khí thải và ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở nhiều khu vực trong nước. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe cư dân mà còn đe dọa môi trường và tài nguyên tự nhiên.
Tăng hiệu ứng nhà kính
Là một tác hại của ô nhiễm không khí hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng từ tia sáng mặt trời, sau khi xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà kính, được hấp thụ và phân tán trở lại dưới dạng nhiệt lượng cho không gian bên trong. Điều này dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong, không chỉ ở những vị trí được chiếu sáng trực tiếp. Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính (GHG) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể chỉ đạt −23oC thay vì 15oC như hiện tại.
Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi các khí trong khí quyển hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt. Các khí nhà kính phổ biến bao gồm CO2, CH4, O3, halogen và hơi nước. Với sự gia tăng về dân số và công nghiệp, lượng CO2 thải vào khí quyển cũng tăng lên. Sự phá hủy rừng quá mức cũng dẫn đến việc CO2 không được hấp thu lại bởi rừng, dẫn đến sự gia tăng liên tục của lượng CO2 và tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Nguy cơ thủng tầng ozon
Ozon (O3) là khí hiếm gặp gần mặt đất nhưng tập trung ở tầng bình lưu, từ 10 – 50 km trên độ cao, với hai loại: ozon "tốt" và "xấu". Ozon "tốt" ở tầng bình lưu bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím từ Mặt Trời. Trong khi ozon "xấu" ở gần mặt đất là sản phẩm của quá trình hóa học từ khí thải, gây hại cho sinh vật và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu, gây ra bởi các hợp chất clo và flo (CFCs), tetraclorit cacbon, halon và methylchloroform. Nghị định thư Montreal (1987) nhằm hạn chế và loại bỏ sản xuất và sử dụng các chất gây suy giảm tầng ozon, là một biện pháp quan trọng để bảo vệ tầng ozon.
Mưa axit
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra mưa axit có thể nhắc đến như sự phun trào núi lửa, khói từ đám cháy, nhưng nguyên nhân chính do hoạt động của con người. Con người sử dụng than đá và dầu mỏ làm chất đốt. Khi đốt chúng, sinh ra lượng lớn khí thải như lưu huỳnh và khí nitơ. Phản ứng hoá học giữa hai loại chất này trong không khí tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).
Những axit này hòa tan vào đám mây. Khi mưa xuất hiện, H2SO4 và HNO3 tan trong nước mưa, làm giảm độ pH. Điều này tạo ra môi trường axit khi độ pH giảm xuống dưới 5.6, tạo nên hiện tượng mưa axit. Độ axit cao có thể hòa tan các hạt bụi kim loại và oxit chì, gây hại cho nước mưa không chỉ đối với con người mà còn ảnh hưởng đến động vật và thực vật.
Làm cách nào để khắc phục ô nhiễm không khí?
Để bảo vệ môi trường bạn có thể làm những cách sau
- Trồng cây xanh để hấp thụ CO2 và các chất độc hại.
- Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng để giảm lượng khí thải.
- Đô thị hóa thông minh để hạn chế bụi mịn PM 2.5.
- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Phân loại và xử lý rác thải đúng cách.
- Ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng, nông nghiệp, chăn nuôi.
- Hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Cấm lưu thông các xe hết hạn và không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường, giảm khí thải độc hại.
Ngoài ra, để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến gia đình bạn và bên trong căn nhà của bạn có được bầu không khí trong lành thì bạn có thể sử dụng máy lọc không khí. Máy lọc không khí Sharp, máy lọc không khí Xiaomi,...đều là những sản phẩm máy lọc không khí tốt và uy tín nhất.
Tuy nhiên, để có thể chọn mua một chiếc máy lọc không khí có giá rẻ và chất lượng thì những dòng máy lọc không khí của nhà Xiaomi là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Chiêm Tài Mobile hi vọng rằng những kiến thức về tác hại của ô nhiễm không khí sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của không khí sạch. Để có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy lọc không khí Xiaomi thì bạn hãy truy cập ngay website chiemtaimobile.com để tìm hiểu thêm nhé.