Nội dung bài viếtơ>
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân khiến các vật dụng trong nhà nhanh hư hỏng, đặc biệt là những đồ điện tử. Hãy cùng Chiêm Tài Mobile tìm hiểu chi tiết về những thiết bị điện dễ hỏng vào mùa nồm ẩm để có được biện pháp khắc phục, phòng tránh và xử lý kịp thời nhé!
Các loại thiết bị điện dễ bị hỏng khi thời tiết nồm, mưa ẩm
Ổ điện, bảng mạch điện
Ổ điện hay những bảng mạch điện trong nhà là những thiết bị dễ dẫn đến chảy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra vì chúng đều được đặt sát tường hoặc trong góc nhà. Và khi trời mưa, độ ẩm tăng cao thì ổ điện và bảng mạch điện sẽ là những thiết bị đầu tiên bị ảnh hưởng.
Những thiết bị có vai trò cấp nối điện như ổ cắm, bạn không nên để ổ cắm ở những vị trí quá thấp, sát đất và nên lắp ở những vị trí cao để tránh các sự cố như ngập nước gây rò rỉ điện.
Máy lọc nước
Các linh kiện điện tử và cảm biến của máy lọc nước có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao nên sẽ rất dễ hỏng trong môi trường ẩm ướt. Hơn nữa, nếu chúng ta bảo dưỡng không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lọc nước và chất lượng nước sau khi lọc.
Bạn nên đặt máy lọc nước ở những vị trí khô ráo, thoáng mát và tránh để nước vào bên trong mát. Hơn nữa, máy lọc nước cũng cần được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả lọc nước và tuổi thọ máy.
Máy lọc không khí
Nếu được đặt ở môi trường có độ ẩm cao hoặc bị ngấm nước do mưa ẩm kéo dài thì máy lọc không khí có thể bị giảm hiệu quả hoạt động và tiêu tốn nhiều năng lượng. Bạn nên kiểm tra, vệ sinh định kỳ màng lọc, hệ thống lọc và đặt máy ở nơi khô thoáng để tránh tình trạng các linh kiện điện tử bị hư hại trong mùa nồm ẩm.
Máy giặt
Vào mùa nồm ẩm, sau khi sử dụng máy giặt xong bạn nên rút phích cắm ra để tránh xảy ra hiện tượng rò điện, gây nguy hiểm. Và đồng thời cũng tránh đặt máy ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào mà bạn có thể sử dụng giá đỡ máy giặt để hạn chế tình trạng nước tiếp xúc dễ gây hư hỏng cho máy.
Tivi
Vì thường được kê sát tường, trên kệ tủ nên tivi sẽ dễ bị hỏng và chập điện nhất vì bị tích tụ hơi ẩm khi gặp mùa nồm ẩm. Từ đó, có thể gây nên các tình trạng như bị nhòe hình, chất lượng hình ảnh giảm sút, nhiễu và thậm chí là bị chập điện.
Loa, amply
Các thiết bị như loa, amply cũng rất dễ bị hỏng hóc, giảm sút chất lượng trong những ngày mưa. Và khi gặp môi trường có độ ẩm cao đặc biệt là khi đặt trên sàn hoặc hộc tủ vì những chi tiết kim loại trong dàn âm thanh rất dễ bị gỉ sét, ăn mòn gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Laptop
Laptop hay máy tính cũng rất dễ bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến linh kiện trong những ngày trời nồ, ẩm. Nhưng vì chúng thường được đặt trên cao, thoáng mát nên tình trạng tiếp xúc với không khí ẩm cũng được giảm bớt, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý lau chùi, tránh dùng máy nhiều vào những ngày nồm nhiều.
Điện thoại và sạc điện thoại
Điện thoại và các thiết bị sạc điện thoại có nguy cơ chập điện, hư hỏng, ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng trong thời tiết nồm ẩm. Đối với điện thoại sẽ rất dễ gây cháy nổ khi cắm sạc vào ổ điện. Và hiện nay cũng có không ít người dùng sử dụng các bộ sạc cốc cáp giá rẻ, chất lượng không đảm bảo và việc sử dụng các thiết bị này trong mùa nồm, ẩm có thể để lại hậu quả khôn lường.
Máy sấy tóc
Độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của máy, các nguy cơ tiềm ẩn như chập điện có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Khi sử dụng bạn cần chú ý, cẩn trọng và luôn tuân thủ các biện pháp an toàn khi sử dụng máy sấy tóc.
Cách khắc phục các thiết bị điện tử khi bị dính nước.
Làm sạch bùn đất: bùn đất có thể đi theo dòng nước ngấm vào các linh kiện, bạn nên kiểm tra và vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc tăm bông để tăng độ bền cho thiết bị.
Làm khô thiết bị điện: mỗi loại thiết bị điện sẽ có cách làm khô khác nhau, có loại có thể sử dụng máy sấy hoặc có loại chỉ nên được dùng khăn khô, hong gió.
Dùng quạt hong khô: sau khi lau hô, bạn không nên lắp lại ngay mà để ở nơi khô thoáng tối thiểu 24 giờ để không còn hơi nước đọng lại rồi hãy lắp máy. Có thể dùng quạt tạo luồng khí mát để làm khô thoáng, giảm rủi ro hư linh kiệ.
Dùng máy sấy tóc: bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để hong khô thiết bị và chỉ nên để nhiệt độ tối đa khoảng 50 độ C trong khi sấy. Tuy nhiên máy sấy sẽ tạo ra nguồn nhiệt hơn 70-80 độ C, nên bạn có thể chọn chế độ sấy nhiệt độ thấp và nhưng sấy sau 2-3 phút để tránh làm tăng nhiệt độ, gây hư hỏng linh kiện.
Đo lại dòng điện bên trong trước khi cắm vào nguồn điện: sau khi làm khô bạn nên kiểm tra dòng điện bằng các dụng cụ đo như Megom kế, đồng hồ đo điện đa năng,...để xem các đồ dùng điện có hoạt động nữa hay không, tánh trường hợp làm hư hỏng các thiết bị.
Hy vọng với bài viết trên từ Chiêm Tài bạn đã có thể bỏ túi cho mình một vài mẹo hữu ích để có thể xử lý và ngăn chặn nhanh chóng các thiết bị điện bị ngấm nước.