CEO Xiaomi: “Chúng tôi không giống Apple, chúng tôi giống một chuỗi siêu thị cái gì cũng bán”
Có rất nhiều người nhầm tưởng Xiaomi sẽ cạnh tranh về mảng điện thoại Nên hầu như ai cũng nghĩ họ đang cạnh tranh với các hãng điện thoại. Tuy nhiên thời gian gần đây CEO Xiaomi đã đính chính lại hướng kinh doanh đó là : “Chúng tôi không giống Apple, chúng tôi giống một chuỗi siêu thị cái gì cũng bán” Và thực sự như vậy hầu như tất cả thiết bị thông minh đều được Xiaomi thâu tóm. Muốn đi theo hướng là một chuỗi siêu thị đồ gì cũng bán được và hàng gì cũng bán được miễn sao nhu cầu người dân có. Như ai cũng biết các thiết bị của Xiaomi hướng tới là thiết bị thông minh.
Vừa qua thì nhà sáng lập và CEO Lei Jun đã phát biểu tại Ấn Độ, thị trường nước ngoài lớn nhất của Xiaomi hiện nay: “Chúng tôi không phải Apple, chúng tôi giống với Costco nhiều hơn. Chúng tôi muốn người dùng có thể trải nghiệm nhiều sản phẩm công nghệ đa dạng với giá cả phải chăng”.
Costco là chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ của Washington, bán mọi thứ từ rượu vang, nhẫn kim cương cho đến các loại hộp ngũ cốc và hoa quả hạ giá. Costco có một chiến lược hoàn toàn khác với Apple, đó là kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ từ một số lượng lớn người dùng trung thành. Costco hiện có hơn 35 triệu thành viên hoạt động hàng năm.
Đây là hướng đi mới của Xiaomi đang và sẽ đi. Với năm ngoái thì doanh thu là 1 tỷ USD về các ứng dụng dịch vụ ngay cả mu bán cho hơn 10 triệu người. Xiaomi đã và đang lấy lại vốn từ là một công ty khởi nghiệp với 45 tỷ USD. Định hướng tương lai của họ sẽ là 15 tỷ USD trong năm nay. Không chỉ tập trung về điện thoại, thiết bị thông minh mà họ muốn thâu tóm các thiết bị của các hãng nổi tiếng như Totolink, công ty chuyên cung cấp màn hình cong và muốn đẩy mạnh sang nước màu mở là Ấn Độ.
Về sự cạnh tranh về điện thoại thì thật sự khó khăn đối với Xiaomi như phân khúc cao thì đã có 2 nhà đứng đầu là Apple và Samsung, ngoài phân khúc thấp thì các đối thủ trong nước là Oppo, Huawei, ViVo… Nhưng tuy nhiên họ không chỉ phát triển riêng mảng điện thoại nên cũng không có gì quá đáng lo ngại với họ. Nhưng cũng cấp thiết là phải quảng bá thương hiệu cho mình.
CEO Lei Jun cũng thừa nhận “Thị trường trực tuyến có rất nhiều hạn chế”. Chính vì vậy mà mục tiêu Xiaomi đặt ra trong vòng 3 - 5 năm tới là xây dựng hệ thống 1.000 cửa hàng, để bán hàng offline. Một hình thức kinh doanh rất truyền thống, nhưng Xiaomi tin rằng sẽ đem lại kết quả tốt hơn bán hàng online.
“Đây là thời điểm khó khăn nhất đối với Xiaomi, khi có rất nhiều thứ thay đổi. Chúng ta sẽ cần phải làm thay đổi thói quen mua hàng của người dùng, giúp họ được trải nghiệm nhiều hơn. Chúng tôi cũng phải bắt đầu làm quen với mô hình kinh doanh mới, từ sản xuất cho đến tư vấn tại cửa hàng, bán hàng và quan trọng nhất là các dịch vụ sau bán hàng, sửa chữa hậu cần”.
CEO của Xiaomi tự tin khẳng định đạt qua mức 15 triệu USD trong năm 2017, cũng nói thêm rằng tỷ lệ điện thoại sẽ không chiếm vị trí quá lớn so với các mảng đầu tư khác.
Tuy nhiên để hoàn thiện mô hình kinh doanh mới, Xiaomi có thể mất khoảng 10 đến 15 năm. “Chúng tôi cần thời gian. Tôi cũng đã giải thích rõ ràng cho các nhà đầu tư để họ không lo lắng và tin tưởng hoàn toàn vào chúng tôi”, CEO Lei Jun chia sẻ. Họ sẽ phát triển ở Ấn Độ đầu tiên, họ biết lúc đầu sẽ khó khăn nhưng họ tin rằng cái gì cũng sẽ được đền đáp. Công ty Xiaomi đã và đang dần thành công.